a. Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong một số lĩnh vực chƣa đƣợc hoàn thiện đồng bộ; nhiều tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực không còn phù hợp nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung. Gây khó khăn cho việc tuân thủ các
điều kiện chi NSNN đã đƣợc pháp luật quy định. Kinh phí chi hoạt động không đƣợc tăng lên trong cả thời kì ổn định ngân sách sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các tỉnh có nguồn thu thấp.
Nguyên tắc lập dự toán từ dƣới lên không đƣợc đảm bảo. Để có một bản dự toán trình lên Quốc hội, quá trình lập dự toán phải đi từ dƣới lên, từ đơn vị lập dự toán nhỏ nhất. Nhƣng dự toán ngân sách địa phƣơng đã đƣợc trung ƣơng quyết định, tỉnh căn cứ vào dự toán đƣợc Bộ Tài chính giao để phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dự toán chi không sát với nhu cầu thực tiễn chi trên địa bàn. Đặc biệt, đối với tỉnh nghèo nhƣ Cao Bằng, việc đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.
Các năm qua các cơ quan chuyên môn từ Trung ƣơng đến tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quản lý điều hành và chấp hành việc chi tiêu ngân sách nhằm thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng tài chính ở các cơ quan đơn vị. Tuy nhiên công tác kiểm tra, thanh tra còn chƣa đáp ứng kịp theo yêu cầu trong công tác quản lý hiện nay.
Việc quy định công khai tài chính ngân sách chƣa thật sự chặt chẽ về các quy định xử lý trƣờng hợp không chấp hành, nên còn mang tính hình thức làm hạn chế, hiệu quả giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân.
Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách hiện nay còn phân tán, năng lực phối hợp hoạt động không cao. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phƣơng hiện nay có 3 đầu mối: Sở Tài chính, Thuế, Kho bạc, nhƣng chỉ có Sở Tài chính trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, còn lại cơ quan Thuế và Kho bạc
trực thuộc trung ƣơng (ngành dọc). Chế độ thu nhập giữa ba cơ quan này cũng có sự chênh lệch tạo tâm lý so sánh cho công chức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nói trên, có nơi thực hiện tốt, nhƣng cũng có nơi còn gặp các khó khăn, vƣớng mắc chƣa đƣợc xử lý và tháo gỡ kịp thời.
Cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiêp công lập gặp phải hạn chế vƣớng mắc, khó thực hiện do cơ chế chính sách của nhà nƣớc thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể, chậm đổi mới, nhiều định mức, tiêu chuẩn nhƣ định mức giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ… đã lạc hậu nhƣng vẫn sử dụng làm hạn chế tính chủ động, tự chủ tài chính của các ĐVSN công lập; Các quy định hiện hành thực chất chỉ là giao quyền tự chủ trong việc tổ chức chi, chƣa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do ngƣời học đóng góp. Đây thật sự là một bất cập lớn trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát triển, thu hút nhân tài, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Các văn bản pháp luật có liên quan thiếu đồng bộ (giữa cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập với Luật Viên chức và Luật lao động), dẫn tới trong các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính tuyển dụng lao động thời vụ hoặc ngắn hạn để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ, lấy nguồn thu dịch vụ để trả lƣơng. Theo Luật Lao động, đối tƣợng lao động này ký nhiều lần ngắn hạn sẽ đƣợc chuyển thành hợp đồng dài hạn, dẫn tới việc tăng biên chế ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Chế độ tiền lƣơng và thu nhập rất khó thực hiện giữa những đối tƣợng hƣởng lƣơng ngân sách (biên chế) và lao động hợp đồng (hƣởng lƣơng dịch vụ, nhƣng vẫn thực hiện các nhiệm vụ do nhà nƣớc giao), dẫn tới việc thực hiện chế độ thiếu công bằng.
Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp chƣa đƣợc thực hiện kịp thời, nên khó khăn trong thực hiện tự chủ, nhất là đối với các đơn vị có nguồn thu thấp, không đủ trang trải chi phí.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Công tác điều hành quản lý tài chính ngân sách; chỉ đạo kiểm tra trong công tác quản lý tài chính của một số đơn vị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc chấp hành chế độ chính sách về quản lý tài chính của một số Chủ tài khoản, Kế toán chƣa đƣợc nghiêm túc. Trình độ cán bộ làm công tác kế toán của một số đơn vị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nhận thức của một số chủ tài khoản trong công tác quản lý tài chính còn chƣa đầy đủ. Công tác hƣớng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên.
Tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng ngân sách là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động chi NSNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách khi nhận đƣợc nguồn kinh phí thƣờng không quan tâm đúng mức đến thực tiễn nhiệm vụ đƣợc giao và luôn tìm mọi cách để nâng cao dự toán chỉ để có thể sử dụng kinh phí một cách thoải mái. Chế độ trách nhiệm về sai, đúng trong chi tiêu của ngân sách chƣa rõ ràng. Thực chất của quá trình lập và duyệt dự toán hiện nay là quá trình thảo luận giữa đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan quản lý tài chính, giữa nhằm cùng nhau thỏa thuận một mức chi mà hai bên cùng có thể chấp nhận đƣợc, không quan tâm đến việc nó có phù hợp với định mức, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội hay không, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động chi không cao.
Trình độ năng lực của cơ quan tham mƣu, của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý NSNN nhƣ cơ quan tài chính, KBNN, trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra tài chính còn bất cập. Chính sách tiền lƣơng của nhà nƣớc mới đảm bảo đƣợc nhu cầu tối thiểu của
công chức do vậy để cán bộ công chức toàn tâm toàn lực cho công việc cũng là một vấn đề đặt ra cần phải có hƣớng khắc phục.
Tính chủ động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính chƣa đƣợc cao. Một bộ phận viên chức, ngƣời lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích và yêu cầu về tự chủ tài chính, vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nƣớc, ngại thay đổi, e ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực… Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn chậm đổi mới, chƣa đƣa ra quy định cụ thể về nội dung, mức chi hoặc việc chi trả thu nhập vẫn mang tính bình quân, chƣa có giải pháp về chi trả thu nhập theo mức độ hiệu quả để hấp dẫn, thu hút ngƣời tài, ngƣời có năng lực; biện pháp quản lý tiết kiệm chi chƣa đƣợc triệt để, mới chỉ dừng lại ở mức là chủ trƣơng, đƣờng lối để phấn đấu thực hiện.
Trong những năm qua trong tỉnh đã chấp hành khá tốt dự toán ngân sách đƣợc giao, đề cao trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách; Tập trung cho an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó đã giúp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của các cấp, các ngành, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền nhà nƣớc. Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn thực hiện chu trình ngân sách nhà nƣớc, lập dự tóan, chấp hành dự toán, thẩm định quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cho thấy công tác quản lý tài chính ngân sách nói chung, quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại các đơn vị còn có một số tồn tại, hạn chế. Đòi hỏi phải đƣa ra những giải pháp để khắc phục hạn chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách tài chính công, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở lý luận chung về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN ở chƣơng 1, luận văn khái quát về NSNN và chi NSNN. Trong chƣơng 2 luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017 ở 3 nội dung chính: Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Cao Bằng; thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh giai đoạn 2015- 2017; đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó luận văn đã đƣa ra những đánh giá chung về kết quả đạt đƣợc, một số tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Đó cũng là cơ sở để luận văn đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI