Cao Bằng
Một là, Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh trƣớc hết tạo nguồn
lực và điều kiện để hoàn thành các mục tiêu đề ra, theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Hai là, Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh trƣớc hết nhằm thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản
công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công, có tính đến phân bổ hợp lý, có sắp xếp thứ tự ƣu tiên các nhiệm vụ, lĩnh vực và hoạt động. Quản lý chi NSNN phải hƣớng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã đƣợc xác định cho các ƣu tiên phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Ba là, Quản lý chi ngân sách tỉnh muốn chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả,
phải thực hiện chi trong phạm vi dự toán đƣợc giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Các đơn vị sử dụng ngân sách phải chủ động rà soát cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, đi công tác nƣớc ngoài; rà soát các dự án đầu tƣ; việc phân bổ ngân sách phải bảo đảm tính tập trung, qua đó mới hạn chế đƣợc sự dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Trong sắp xếp chi thƣờng xuyên, các đơn vị cần tự giác ƣu tiên các nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội,... để kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng NSNN. Phải tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản đƣợc giao một cách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dƣới.
Bốn là, Hoàn thiện công tác lập, phân bổ dự toán: Nâng cao chất lƣợng
lập dự toán trên cơ sở thực hiện phân bổ dự toán theo đúng định mức, chế độ tiêu chuẩn; Ƣu tiên phân bổ dự toán để chi thực hiện tăng cƣờng chất lƣợng quản lý hành chính công, cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tăng chất lƣợng dịch vụ công, nhất là sự nghiệp y tế, giáo dục và bảo bệ môi trƣờng.
Năm là, Hoàn thiện công tác chấp hành chi ngân sách: Nâng cao năng
lực của chủ đầu tƣ bằng việc mở lớp đào tạo, tập huấn cho chủ đầu tƣ, cán bộ phụ trách lĩnh vực đầu tƣ. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công, chất lƣợng công trình, khối lƣợng nghiệm thu, quyết toán theo quy định của Nhà
nƣớc. Thực hiện cắt, giãn, hoãn tiến độ đối với những công trình chƣa thật sự cần thiết để tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Thực hiện mở rộng hình thức khoán chi đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Cơ quan Tài chính, KBNN tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chi trƣớc, trong và sau quá trình chi ngân sách đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.
Sáu là, Hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách: Thực hiện lập
báo cáo quyết toán ngân sách đúng thời gian quy định của Luật NSNN; Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định quyết toán ngân sách; Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những đơn vị nộp chậm báo cáo quyết toán.