vốn ngân sách [17]
Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu;
Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;
Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước;
Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Nội dung cụ thể
Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Danh sách xếp hạng nhà thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu. Phê duyệt công tác thiết kế, lập, thẩm định, phê duyệt dự toán;
- Đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu, giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu;
Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu thực hiện như luật, công văn, nghị định hướng dẫn thi hành luật, thông tư hướng dẫn đối với từng lĩnh vực đấu thầu cụ thể. Các văn bản
này phải được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo cho những ai có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.
Trong Luật Đấu thầu và các văn bản pháp lý, luật liên quan đã đề cập và quy định công tác đào tạo trong hoạt động đấu thầu. Đặc biệt theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ [25] hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì công tác đào tạo đấu thầu ngày càng có nhiệm vụ quan trọng. Theo đó các cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu. Các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có đội ngũ giảng viên về đấu thầu đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. Cơ sở đào tạo đấu thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho hệ thống cơ sở dữ liệu; thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định; lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Bộ, ngành hoặc địa phương liên quan về tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu để theo dõi, tổng hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định, cụ thể như Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo; xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu các cơ sở đào tạo về đấu thầu căn cứ thông tin do các cơ sở đào tạo cung cấp; xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu
chuyên gia đấu thầu; quy định chương trình khung về đào tạo đấu thầu, chứng chỉ, tiêu chuẩn giảng viên về đấu thầu và việc lưu trữ hồ sơ về các khoá đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu; tổ chức, hỗ trợ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.
- Tăng cường quản lý nhà nuớc quá trình lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn, chọn những đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu, giúp chủ đầu tư tránh thất thoát lãng phí; các gói thầu chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng đối với các gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu phải tinh gọn, hiệu quả: Muốn hoạt động đấu thầu có hiệu quả cao, trước tiên bộ máy thực hiện công tác đấu thầu phải hoạt động tốt, từng cá nhân thực hiện phải chuyên sâu trong công tác đấu thầu nhằm lựa chọn đuợc những nhà thầu có năng lực kinh nghiệm thực hiện gói thầu có hiệu quả, làm giảm chi phí cho nhà nuớc.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu: các thông tin về đấu thầu phải được đăng tải công khai như: Kế hoạch đấu thầu; Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;
Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu; Kết quả lựa chọn nhà thầu; Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế. Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc (WTO), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam (ASEAN), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu - Thái Bình Dương (APEC), hoạt động đấu thầu không chỉ liên quan đến các chủ thể trong nội bộ quốc gia mà còn có những tổ chức, cá nhân nước ngoài, đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước nhằm tạo điều kiện cho hội
nhập kinh tế một cách có hiệu quả trên cơ sở vẫn đảm bảo những nguyên tắc, lợi ích, chuẩn mực của quốc gia.
Hoạt động đấu thầu luôn tồn tại những mâu thuẫn trái ngược nhau, những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn vốn nhà nước và hiệu quả của nền kinh tế vì vậy cần thiết phải có một cơ quan quản lý có quyền lực là Nhà nước đứng ra để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, định hướng hoạt động của họ nhằm hướng về lợi ích chung của xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức giải quyết tranh chấp về đấu thầu theo thẩm quyền và đảm bảo thời gian theo quy định, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu (nếu có), chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửi thông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định.
Kiểm tra về đấu thầu: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vi thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư.
Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra.
Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra. Nội dung báo cáo kiểm tra bao gồm: cơ sở pháp lý, kết quả kiểm tra, nhận xét, kiến nghị.
Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức giải quyết tranh chấp về đấu thầu theo thẩm quyền và đảm bảo thời gian theo quy định, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu (nếu có), chấp hành nghiêm túc quy định xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và gửi thông tin xử lý vi phạm về đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định.
+ Các bước quản lý nhà nước về trình tự thực hiện đấu thầu [32]
Quá trình tổ chức đấu thầu xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo trình tự sau:
- Chủ đầu tư lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu; - Sơ tuyển nhà thầu (nếu có);
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu;
- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu/ hồ sơ đề xuất (HSDT/ HSĐX); - Mở thầu và các chỉ tiêu xét thầu;
- Đánh giá, xếp hạng nhà thầu; - Thương thảo hợp đồng;
- Trình thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu;
Sơ đồ 1.1. Trình tự thực hiện đấu thầu