5. Mua sắm trực tiếp
3.1.2. Phương hướng có tính nguyên tắc cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách
nước về đấu thầu xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách
Tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu nâng cao hiệu lực hiệu quả của QLNN về đấu thầu theo các nguyên tắc sau:
3.1.2.1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước trong đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu thầu
Đây là nguyên tắc không thể thay đổi về các quy định về pháp luật của nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội nói chung và lĩnh vực pháp luật về đấu thầu nói riêng. Vì vậy nguyên tắc này đòi hỏi các chủ đầu tư, bên mời thầu, các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các nhà thầu tham dự các hoạt động đấu thầu xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải tuân theo quy định trong Luật Đấu thầu mà nhà nước quy định.
3.1.2.2. Cải cách các thủ tục hành chính trong đấu thầu bằng nguồn vốn ngân sách
Nguyên tắc này đòi hỏi trình tự thủ tục đấu thầu được đơn giản hóa, tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động đấu thầu để các nhà thầu đề được tiếp cận thông tin cần thiết về các dự án đầu tư và các gói thầu sẽ được tổ chức đấu thầu. Đơn giản hóa trình tự và rút ngắn thời gian chuẩn bị thủ tục cần thiết cho việc đấu thầu, góp phần rút ngắn được thời gian thực hiện dự án.
3.1.2.3. Phân định rõ quản lý đấu thầu và quản lý nhà nước về đấu thầu Quản
lý đấu thầu là quá trình thực hiện đấu thầu nhà lựa chọn nhà thầu
có năng lực kinh nghiệm chuyên môn hợp lý, phù hợp để thực hiện gói thầu mà chủ đầu tư (bên mời thầu) thực hiện lựa chọn.
QLNN về đấu thầu là tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động đấu thầu được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế.
3.1.2.4. Nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư quản lý nhà nước về đấu thầu các công trình xây dựng
- Hiệu quả đầu tư được thể hiện chủ yếu:
Vốn đầu tư được sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất, chống lãng phí tiêu cực tham nhũng.
Chất lượng công trình tốt nhất phù hợp với các nội dung kỹ thuật được thể hiện trong dự án đầu tư.
Như vậy hiệu quả đầu tư không những phải đảm bảo hiệu quả nguồn vốn trong thi công mà phải đảm bảo hiệu quả trong quá trình khai thác công trình, dự án. Hạn chế được tham nhũng tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa về kinh tế chính trị xã hội to lớn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật tác động lớn đến nhu cầu đời sống của nhân dân. Vì vậy chất lượng công trình này có ý nghĩa toàn diện về mọi mặt của nhà nước đối với xã hội cũng như sự
phát triển của đất nước đó là mục tiêu của hoạt động đấu thầu và QLNN về đấu thầu trong đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách.
3.1.2.5. Bảo đảm minh bạch, cạnh tranh theo cơ chế thị trường đối với hoạt động đấu thầu
Việc tham gia đấu thầu phải công khai minh bạch đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu. Quá trình đấu thầu phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, bảo đảm yếu tố cạnh tranh lành mạnh toàn diện trong đấu thầu.
Hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu phải giải quyết tốt vấn đề trên. Vì đấu thầu ở nước ta là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm liên quan đến các nguồn vốn đầu tư. Do vậy cần phải xem xét các yếu tố chi phối đến gói thầu để có giải pháp quản lý phù hợp.
3.1.2.6. Phòng chống tham nhũng từ hoạt động đấu thầu
Tham nhũng là một trong những căn bệnh dễ có nguy cơ nảy sinh trong quá trình mua sắm công vì công quỹ, tài sản là của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực mua sắm công có lượng vốn đầu tư thường rất lớn.
Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng này, công tác đấu thầu cần phải:
+ Công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong HSMT;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;
+ Xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi tham nhũng. Để đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu, pháp Luật Đấu thầu phải hướng
tới điều chỉnh và kiểm soát đối với các hành vi và mối quan hệ giữa nhiều bên liên quan, ngăn chặn và loại trừ đối với các dạng hành vi, các quan hệ có thể gây tác động xấu, làm mất đi mục đích và ý nghĩa hay làm triệt tiêu tác dụng, hiệu quả của cuộc đấu thầu:
- Sự liên kết giữa các nhà thầu khi tham gia đầu thầu. - Sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Việc lập hồ sơ mời thầu, dự thầu còn chưa trung thực khách quan. - Đánh giá hồ sơ, xét chọn nhà thầu chưa công bằng minh bạch. - Tiêu cực trong thương thảo ký kết hợp đồng.
Quản lý nhà nước về đấu thầu cần thiết phải có giải pháp ngăn chặn các hiện tượng nảy sinh trên trong đấu thầu.
3.1.2.7. Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ theo hướng đảm bảo chuyên môn, năng lực cho đội ngũ thực hiện quản lý nhà nước về đấu thầu
Lựa chọn cán bộ và nhân sự nghiệp vụ chuyên môn phải có kiến thức quản lý nhà nước, đồng thời phải có trình độ chuyên môn phù với yêu cầu của từng gói thầu. Vì vậy cần có kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ chuyên môn đáp ứng yêu cầu với xu thế chung trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.