5. Mua sắm trực tiếp
3.3.1. Đối với Chính phủ, cơ quan ban ngành Trung ương
Chính phủ, cơ quan ban ngành Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về Luật đấu thầu, ban hành một mẫu hồ sơ chuẩn chung, xử phạt nghiêm khắc đối với hiện tượng móc ngoặc, thỏa thuận ngầm giữa các bên tham gia đấu thầu. Có như vậy mới có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, để hoạt động đấu thầu nói riêng diễn ra minh bạch, công bằng, hoạt động đầu tư nói chung mang lại hiệu quả lớn xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định để cho các bên tham gia công tác đấu thầu thực hiện nghiêm túc các quy định đã đề ra.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu đã thể hiện rõ mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu và tăng cường hiệu quả kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng pháp Luật Đấu thầu trong cả nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn và không hiệu quả.
Thực trạng thiếu văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về đấu thầu lựa chọn nhà thầu không chỉ gây khó khăn, tốn kém cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện, mà còn làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Bảo đảm tính đồng bộ, hoàn chỉnh cho hành lang pháp lý về đấu thầu, với nhiều điểm mới.
Cần tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện
quy chế đấu thầu nhất là sau khi Thông tư hướng dẫn được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tổ chức một số hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu trên các địa bàn trọng điểm để phổ biến quy định mới của nhà nước về đấu thầu.
Tổ chức tốt công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu là khâu không thể thiếu được trong việc triển khai thực hiện hoạt động QLNN về đấu thầu. Kiểm tra, thanh tra phải được tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. Đối với các Bộ ngành, địa phương, cần sớm củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra về đấu thầu theo chức năng đã được quy định. Đặc biệt là đối với các Sở Kế hoạch và Đầu tư đội ngũ thanh tra Sở phải liên tục thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu.
Tăng cường việc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Theo phân cấp trong Quy chế đấu thầu, các Bộ ngành và địa phương cần chỉ đạo sát sao việc thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của quy chế đấu thầu. Cần tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức đấu thầu hạn chế.