Quản lý quyết toán chi NS thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 67)

Quản lý quyết toán chi thường xuyên ngân sách bao gồm hai quá trình, đó là: tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên. Công tác quyết toán NSNN ở các cấp trên địa bàn tỉnh Luangprabang đã được đẩy mạnh; các khoản thu, chi ngân sách đều được phản ánh vào ngân sách thông qua Kho bạc nhà nước. Báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Luangprabang hàng năm được HĐND tỉnh thông qua, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định của Luật ngân sách.

Hàng năm căn cứ Thông tư của Bộ tài chính, các cơ quan tài chính tiến hành thẩm tra quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN của các đơn vị dự toán.

Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm bao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình (nếu có) và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc đã được xét duyệt, thẩm định theo quy định gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm thông báo kết quả xét duyệt quyết toán theo các nội dung quyết toán như sau:

- Kiểm tra tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách được giao, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm). Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính NN đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.

- Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan NN có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

- Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản; việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn; bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật;

- Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và Mục lục NSNN;

- Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán;

- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp NSNN;

- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan NN có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán. Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, cơ quan có thẩm quyền xét duyệt quyết toán phải lập biên bản xét duyệt quyết toán năm để làm căn cứ thông báo quyết toán năm.

Sau khi xét duyệt quyết toán năm, cơ quan tài chính có quyền:

- Yêu cầu đơn vị được xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho việc xét duyệt quyết toán;

- Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không có trong dự toán ngân sách được giao;

- Yêu cầu đơn vị được xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu có sai sót và điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo kết quả đã được xét duyệt;

- Đề nghị KBNN nơi đơn vị được xét duyệt mở tài khoản giao dịch thực hiện huỷ bỏ số dư kinh phí chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán không đúng quy định;

- Hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền hoàn trả đơn vị được xét duyệt các khoản đã nộp cấp trên hoặc NSNN không đúng quy định;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với những Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất

thoát NSNN.

Hàng năm, sau khi nhận được báo cáo tài chính của đơn vị nộp về cơ quan tài chính, cơ quan tài chính tiến hành xem xét và thành lập tổ quyết toán dự toán

được cấp của đơn vị. Cơ quan tài chính chỉ quyết toán đơn vị dự toán cấp 1. Hình thức quyết toán trên cơ sở sổ sách kế toán và chứng từ thực chi của đơn vị. Do số lượng đơn vị nhiều, số lượng chứng từ rất nhiều và thời gian có hạn nên việc đảm bảo kiểm tra toàn bộ chứng từ theo quy định là rất khó khăn nên việc sai sót là không thể tránh khỏi. Sau khỉ thẩm tra quyết toán cơ quan tài chính tiến hành ra biên bản quyết toán và thông báo quyêt toán cho đơn vị.

Tuy nhiên, thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm.

Ngoài ra, hàng năm vẫn còn các hiện tượng các đơn vị sử dụng dự toán đề nghị chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên chưa được sử dụng hết trong năm dự toán sang năm sau để tiếp tực thực hiện. Và dự toán bị hủy do các nhiệm vụ chi thường xuyên dự án, đề tài và các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao đã kết thúc nhưng nguồn kinh phí vẫn còn tồn tại dẫn đến việc hủy dự toán vẫn còn xảy ra.

Nhận xét:

Việc quyết toán chi thường xuyên giúp cơ quan tài chính phát hiện các sai phạm trong quá trình sử dụng dự toán của các đơn vị, kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh đơn vị sử dụng dự toán theo đúng mục đích nhiệm vụ và quy định về chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước.

Phát hiện sai phạm, xuất toán, thu hồi các khoản chi sai quy định hiện hành của Nhà nước.

Vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng theo quy trình quản lý chi ngân sách, chi thường xuyên không theo như dự toán nhưng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán có sự chênh lệch lớn, nhưng vẫn được chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Chưa coi trọng nguyên tắc chi tiêu, đặc biệt là việc lập hồ sơ chứng từ không đồng bộ, thiếu tính pháp lý, quyết toán chi thường xuyên không đáp ứng

thời gian quy định của Luật ngân sách nhà nước. Một số nguồn vốn triển khai chậm, kém hiệu quả.

Tình trạng sử dụng ngân sách ở một số đơn vị còn lãng phí, chưa thực sự tiết kiệm chống lãng phí, chưa hiệu quả vẫn còn xảy ra ở các mức độ khác nhau làm mất lòng tin của cán bộ, nhân dân trong sử dụng tiền của nhân dân, của tập thể, của NN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)