Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên NS tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 84 - 85)

Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ, đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho cơ quan Tài chính các cấp. Phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

Lập dự toán chi thường xuyên NS tỉnh phải tính đến kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực tế kế hoạch NS của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo, dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi, đồng thời đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên, có như vậy mới sát đúng với thực tế từng địa phương, đơn vị.

Đối với các đơn vị thuộc tỉnh lập dự toán chi thường xuyên phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; Lập và gửi dự toán đúng theo quy định.

Sở Tài chính tổng hợp và xây dựng dự toán chi thường xuyên NS trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị, đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối nhiệm vụ chi.

Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán. Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đổi mới về quyết định dự toán NS: Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN, cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua lãnh đạo tỉnh cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.

Sở Tài chính cần chủ động tham mưu cho chính quyền tỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn, chế độ chính sách phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh trên cơ sở văn bản chỉ đạo của các Bộ, Ngành, Trung ương; Xây dựng định mức phân bổ dự toán trung hạn áp dụng cho từng thời k ổn định ngân sách phù hợp tình hình chung của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)