Quản lý lập dự toán chi thường xuyên NSNN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51 - 56)

2.2.1.1. L dự t án chi thường xuyên NSNN:

Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ hưởng NSNN tại tỉnh Luangprabang được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định quy định đối với các khoản chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.

- Đối với kinh phí tự chủ: căn cứ vào biên chế được tỉnh giao để tính toán đảm bảo đúng quy định.

- Đối với kinh phí không tự chủ: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, ban ngành; Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được tỉnh giao, trên cơ sở dự toán của đơn vị, cơ quan tài chính tiến hành thẩm định dự toán của đơn vị. Tuy nhiên, việc thẩm định dự toán chủ yếu dựa vào khả năng ngân sách của địa phương và phân bổ dàn trải thiếu tập trung cho từng nhiệm vụ. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sử dụng dự toán chưa thật sự mang lại hiệu quả cao nhất.

- Chính sách chế độ quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh: Hầu hết các chính sách chế độ do Trung ương và tỉnh ban hành đều được đáp ứng tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu đề ra do khả năng ngân sách có hạn, vì tỉnh Luangprabang còn khó khăn về nguồn thu.

- Các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành: Việc thẩm định dự toán của các đề án, quy hoạch, kế hoạch đều được tiến hành trong quá trình thảo luận dự toán. Tuy nhiên, do không thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu của cơ quan tài chính và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến việc thẩm định chưa thực sự chính xác theo quy định.

- Các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và khả năng nguồn kinh phí để xem xét bố trí trên cơ sở ưu tiên kinh phí đảm bảo an sinh xã hội, các chính sách, chế độ được cấp có thẩm quyền ban hành, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kinh tế trọng yếu, kinh phí quy hoạch, khuyến nông, khuyến công, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc ưu tiên phát triển kinh tế xã hội được chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu. Hằng năm chi sự nghiệp kinh tế cũng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển hạ tầng kinh tế, kinh phí quy hoạch theo nhu cầu thực tế của địa phương.

- Đảm bảo kinh phí đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ quan: Hằng năm tỉnh đã bảo đảm cấp kinh phí theo dự toán chi cho sự nghiệp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, việc cấp phát nguồn kinh phí này chưa bám sát thực tế và chủ yếu theo đề nghị dự phòng của đơn vị.

- Kinh phí duy tu, sửa chữa trụ sở làm việc, sửa chữa xe ô tô phục vụ công tác: về cơ bản kinh phí duy tu sửa chữa trụ sở cho các đơn vị được quan tâm đưa vào dự toán chi thường xuyên của tỉnh..

2.2.1.2. Gia dự t án chi thường xuyên NSNN:

Sở Tài chính sau khi thảo luận dự toán chi thường xuyên thì tổng hợp dự toán thu chi ngân sách hàng năm, báo cáo chính quyền tỉnh để trình lãnh đạo tỉnh thông qua. Căn cứ Nghị quyết của lãnh đạo tỉnh, Sở Tài chính tham mưu lãnh đạo tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các sở, ban, ngành.

Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên ở tỉnh Luangprabang giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Triệu kíp

NỘI DUNG

2014 2015 2016

Dự toán Tỉ trọng Dự toán Tỉ trọng Dự toán Tỉ trọng

Tổng chi NSĐP trong cân đối 4.255.670 100,0 6.325.180 100,0 6.760.000 100,0

Chi thường xuyên, trong đó: 2.630.450 61,8 3.220.310 50,9 3.959.206 58,5

- Chi SN kinh tế 370.270 8,7 420.690 6,6 400.230 5,9

- Chi SN Giáo Dục- đào tạo- dạy nghề 1.220.370 28,9 1.620.470 25,6 1.990.270 29,4

- Chi SN Y tế 227.007 5,4 310.009 4,9 370.230 5,4

- Chi SN Văn hóa - Thể thao-du lịch 160.320 3,7 180.207 2,8 270.250 0,7

- Chi SN Phát thanh TH- thông tấn 13.070 0,3 14.290 0,2 15.210 0,2

- Chi SN Khoa học - Công Nghệ 27.230 0,6 30.206 0,4 34.210 0,5

- Chi Bảo đảm xã hội 79.970 1,9 120.270 1,9 124.320 1,8

(Nguồn: Dự toán ngân sách- Sở Tài chính Luangprabang giai đoạn từ năm 2014 – 2016)

Qua số liệu bảng 2. , cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP cho thấy dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn. Dự toán chi thường xuyên hàng năm đều có xu hướng tăng cao. Năm 2014 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 2.630.4 0 triệu kíp, chiếm 61,8% tổng chi cân đối NSĐP. Năm 201 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 3.220.310 triệu kíp, chiếm 0,9% tổng chi cân đối NSĐP. Năm 2016 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 3.9 9.206 triệu kíp, chiếm 8, % tổng chi cân đối NSĐP. Trong đó dự toán các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, quản lý hành chính đều tăng. Dự toán các khoản chi này tăng lên là do trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách mới (chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, công tác phí, định mức kỹ thuật...).

Trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, năm 2014 là 1.220.370 triệu kíp, đến năm 2016 là 1.990.270 triệu kíp, bình quân chiếm tỷ trọng 28 % tổng số chi cân đối NSĐP. Chi quản lý hành chính năm 2014 là 470.260 triệu kíp, đến năm 2016 là 690.4 0 triệu kíp, bình quân chiếm tỷ trọng 10, tổng số chi cân đối NSĐP. Tuy nhiên vẫn còn một số khoản chi còn ở mức thấp như chi cho phát thanh truyền hình – thông tấn: năm 2014 là 13.070 triệu kíp, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng số chi thường xuyên, đến năm 2016 là 1 .210 triệu kíp, chỉ chiếm tỷ trọng 0,2% tổng số chi thường xuyên. chi cho khoa học công nghệ : năm 2014 là 27.230 triệu kíp, chiếm tỷ trọng 0,6% tổng số chi thường xuyên, đến năm 2016 là 34.210 triệu kíp, chỉ chiếm tỷ trọng 0, % tổng số chi thường xuyên

Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách cơ bản theo định mức chi của Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển KTXH trên địa bàn, đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán NSĐP.

Nhận xét:

Việc thảo luận dự toán chi thường xuyên NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị dự toán và phát triển kinh tế xã hội trong năm kế hoạch, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành chi thường xuyên ngân sách một cách khoa học và hợp lý cho các cơ quan tài chính.

Việc tính toán đúng đắn và đầy đủ các khoản dự toán chi thường xuyên NSNN trong quá trình thảo luận dự toán sẽ hạn chế tối đa những khó khăn, đồng thời phát huy cao nhất những thuận lợi, ưu thế để hoàn tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Tránh tình trạng cấp phát thừa dự toán so với nhiệm vụ thực hiện gây tình trạng lãng phí, kém hiệu quả.

Trong quá trình lập dự toán ngân sách hàng năm, việc thương thuyết ngay từ khi chuẩn bị, soạn thảo đến trình duyệt, điều chỉnh ngân sách thường phức tạp và kéo dài giữa các bên. Bên chi tiêu - luôn có nhiều nhu cầu tài chính để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao và bên quản lý nguồn lực - luôn chịu áp lực bởi tổng số nguồn thu ngân sách chỉ có hạn trong khi còn nhiều đơn vị khác nữa cũng có nhu cầu chi cần thiết tương ứng. Do đó, thảo luận dự toán ngân sách thường kéo dài, khó có sức thuyết phục thực sự và thường kết thúc bằng việc thoả hiệp giữa các bên. Hơn nữa, việc cấp phát ngân sách như vậy cũng mang dấu ấn của sự “ban phát” từ phía các cấp lãnh đạo quản lý nguồn lực công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)