Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 79)

Phần trên đã cho thấy rằng, quản lý chi NSNN của tỉnh thời gian qua còn những bất cập không nhỏ, bên cạnh các đóng góp nhất định tới công cuộc CNH, HĐH trên địa bàn. Nguyên nhân của những hạn chế này là gì? Có thể

khái quát theo 2 nhóm chính là các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.

Các nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan trước hết là bắt nguồn từ những quy định của các văn bản pháp luật, việc điều hành, chỉ đạo từ Trung ương, bao gồm: - Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm.

- Quy định về phạm vi ngân sách chưa cụ thể.

- Các hướng dẫn về đánh giá trước, trong và sau chi tiêu còn lỏng lẻo. - Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời.

Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm. Luật NSNN hiện nay quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, trong thực tế, khi quyết định các chính sách có nghĩa là hình thành các nhu cầu chi nhiều năm. Như vậy, nếu không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm thì các cơ quan ban ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ thì có, nhưng không rõ nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ này như thế nào.

Các hướng dẫn và đánh giá truớc, trong và sau chi NSNN còn lỏng lẻo: Sự lỏng lẻo này trước hết bắt nguồn từ sự tách biệt giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Hệ quả là các khoản chi thường xuyên về cơ bản được điều chỉnh bởi Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN không có một khung thống nhất để xem xét tổng chi phí và tổng lợi ích có được từ các đề án, dự án sử dụng ngân sách.

Các quy định về thanh tra, kiểm tra, quyết toán công khai ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời.

Hệ thống định mức không phù hợp: Căn cứ chi ngân sách là các chế độ, định mức nhưng hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70-80% so với nhu cầu), không phù hợp, chậm được sửa đổi bổ sung nên trên thực tế nhiều

chế độ định mức chỉ mang tính kế hoạch, hướng dẫn là chính, ít được các cơ quan đơn vị tuân thủ chấp hành. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành, ví dụ như đối với sự nghiệp, sửa chữa điện chiếu sáng, nạo vét hố ga … chậm được ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để quản lý đối với hoạt động này.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và khó lường, tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới,cũng như ở nước ta nói chung, ở tỉnh Luang pra bang nói riêng. Tình hình lạm phát tăng cao làm tăng chi phí đầu vào và nền kinh tế trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những cản trở lớn ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành ngân sách khó hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh.

Các nguyên nhân chủ quan của tỉnh

Các nguyên nhân chủ quan về phía địa phương bao gồm:

Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống: Luangprabang cũng như các địa phương khác đã tuân thủ một cách khá cứng nhắc cơ chế lập ngân sách hàng năm. Do vậy, việc phân bổ ngân sách giữa các năm thường không nhất quán. Mặc dù luật NSNN chỉ quy định hình thức lập NS hàng năm và chỉ hướng dẫn các Cơ quan ban ngành, địa phương phân bổ tập trung nguồn vốn, hạn chế dàn trải, nhưng luật không cấm việc phân bổ nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược. Hơn nữa luật cũng quy định cụ thể thời k ổn định ngân sách, trong đó ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi, ổn định mức phân bổ ngân sách và số bổ sung cân đối. Luật cũng trao cho tỉnh quyền quyết định việc phân bổ ngân sách và vay nợ trên địa bàn. Như vậy, việc không có khả năng phân bổ nhất quán là do tỉnh chưa dựa vào các mục tiêu cần phải đạt được để phân bổ ngân sách. Khi không có một cơ sở xác định để phân bổ ngân sách thì việc phân bổ ngân sách dễ bị chi phối bởi các nhân tố chủ quan, thay đổi theo các nhân tố chi phối từng năm.

Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế . Đội ngũ

cán bộ quản lý NN về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao cả về việc thực hiện các quy trình thủ tục và quản lý chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự toán trong điều kiện quy mô ngân sách ngày càng tăng.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm.

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhiều khi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền có mặt còn yếu kém.

Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước còn vướng mắc do sự bất cập, không đồng bộ. Cơ chế, chính sách của tỉnh đề ra chưa đủ mạnh, còn thiếu chủ động trong việc nghiên cứu, đề xuất với Trung ương những cơ chế, chính sách mang tính đột phá cho sự phát triển của Luangprabang.

Công tác tuyên truyền luật NSNN và các văn bản liên quan chưa sấu sắc, chưa đạt mục tiêu đề ra. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, bổ sung sửa đổi về NSNN đến các cơ quan, đơn vị chưa thực sự sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy nhận thức về Luật NSNN cũng như các văn bản về NSNN của các cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình sử dụng ngân sách kém hiệu quả, thậm chí còn thực hiện sai chế độ hiện hành.

Chưa nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong quản lý ngân sách. Trách nhiệm của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Không ít lãnh đạo các cơ quan hành chính sự nghiệp vẫn còn tư tưởng vận dụng tu tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến

tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách thì không được khen thưởng; người sử dụng tu tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.

Tóm tắt chương 2

r ng giai đ n 2014 - 2016 chi thường xuyên NSNN trên đ a bàn tỉnh Luang rabang ngày càng t ng nh m đá ứng nhu cầu hát triển K - của tỉnh quản lý chi thường xuyên NSNN trên đ a bàn tỉnh Luang rabang cũng ngày càng h àn thiện h n: ây dựng khuôn khổ há lý quản lý chi tiêu ngân sách nâng ca hiệu quả hân bổ nguồn lực cải thiện t nh minh b ch chi ngân sách cải thiện tình tr ng hân bổ nguồn lực ngân sách. uy nhiên bên c nh đó quản lý chi thường xuyên NSNN trên đ a bàn tỉnh v n còn một s bất c như: Quy trình hân bổ nguồn lực tài ch nh công (s n l ngân sách) thi u m i liên k t chặt chẽ giữa k h ch hát triển K - trung h n (3 - 5 n m) với nguồn lực tr ng một khuôn khổ kinh t v mô đư c dự bá không mang l i hiệu quả ca nhất trên đ a bàn kém hiệu quả h t động khu vực công chi ngân sách đ a

hư ng v n xảy ra tình tr ng chi ng ài k h ch th c ch xin ch ...

Những nghiên cứu thực tiễn quản lý chi NSNN trên đ a bàn tỉnh Luang rabang đư c thực hiện chư ng 2 là một tr ng những c s thực tiễn t điều kiện t t ch những nghiên cứu và đề xuất giải chư ng 3.

Chương 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

LUANGPRABANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)