Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 64)

Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại Luangprabang được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

- Phân bổ các khoản chi thường xuyên

- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có) - Tổ chức thực hiện chi thường xuyên

Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải điều

chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách có thể gặp khó khăn vì có nhiều công việc kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu năm đó trong khi công việc chưa kết thúc; mặt khác không cho phép tính toán nguồn lực tương đối chính xác trong trung hạn vì không căn cứ vào dự báo vĩ mô, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng chính sách chi tiêu trung hạn.

2.2.2.1. Phân bổ dự t án chi thường xuyên NSNN:

Sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND tỉnh. Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng được giao, căn cứ vào kế hoạch sử dụng dự toán. Các đơn vị sử dụng dự toán đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị. Trên cơ sở đề nghị phân bổ của đơn vị sử dụng dự toán cùng cấp, Cơ quan tài chính tiến hành thẩm tra dự toán được giao của đơn vị và phương hướng sử dụng dự toán của đơn vị tiến hành thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường xuyên về cho đơn vị dự toán cùng cấp. Sau khi nhận được thẩm tra phân bổ dự toán của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp 1 ra quyết định giao dự toán về cho đơn vị dự toán trực thuộc (nếu có), đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp tiến hành phân bổ dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách. Thông qua KBNN cùng cấp cấp phát kinh phí tường xuyên cho đơn vị dự toán.

Các bước thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN sau khi nhận được Quyết định giao dự toán của chính quyền tỉnh như sau:

Bước 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị. Do dự toán được cấp sử dụng trong năm dự toán của đơn vị nên hầu hết các đơn vị đều gửi đề nghị thẩm tra phân bổ dự toán đúng thơi gian quy định.

Bước 2: Cơ quan tài chính thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường xuyên theo quyết định của chính quyền tỉnh giao dự toán cho đơn vị: Việc thẩm định dự toán đầu năm của đơn vị đều được tiến hành bằng văn bản trả lời cho đơn vị dự toán và KBNN. Tuy nhiên, việc thẩm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định nhu cầu thực tế của đơn vị trong từng tháng, từng quý.

Bước 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực thuộc đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp: Sau khi nhận được thẩm tra phân bổ dự toán của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp một tiến hành giao dự toán về cho đơn vị trực thuộc nếu có (đơn vị cấp 2, cấp 3, cấp 4). Việc ra quyết định giao dự toán cho đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp một chủ yếu theo thẩm tra của cơ quan tài chính. Đơn vị dự toán cấp một chưa thực sự chủ động trong việc giao dự toán cho đơn vị cấp dưới theo kế hoạch.

Bước 4: Cơ quan tài chính nhập dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách và thông qua Kho bạc NN cấp kinh phí hoạt động cho đơn vị: Sau khi nhận được quyết định giao dự toán của đơn vị, cơ quan tài chính tiến hành nhập dự toán của đơn vị vào phần mềm quản lý ngân sách theo đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, việc nhập dự toán vào phần mềm mất rất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn, phân dự toán phải qua sự phê duyệt của lãnh đạo phòng mới được phân cấp tiếp theo.

2.2.2.2. Điều chỉnh bổ sung dự t án chi thường xuyên NSNN:

Trong năm dự toán, các nhiệm vụ, chương trình công tác của các cơ quan, ban ngành, công tác chỉ đạo của chính quyền tỉnh phát sinh thì các đơn vị xác định kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình lãnh đạo tỉnh xem xét bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhận được sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm, đơn vị tiến hành rà soát và đề nghị cơ quan tài chính cấp bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Việc bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường kéo dài và chưa thực sự chủ động dẫn đến việc bổ sung dàn trải và thừa kinh phí nên đơn vị phải đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau.

Trong năm dự toán, ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh giao đầu năm, được sự chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các cơ quan, ban, ngành, chỉ đạo của UBND tỉnh. Các đơn vị dự toán xác định nhiệm vụ phát sinh được giao tổng hợp, xác định kinh phí gửi về cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra bổ sung kinh phí ngoài định mức. Trên cơ sở chủ trương chính sách và quy định tài chính hiện hành, cơ quan tài chính

tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung kinh phí thường xuyên ngoài định mức cho đơn vị thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán.

Do việc lập dự toán bước đầu vào tháng 10 hàng năm, nên việc bổ sung dự toán trong năm là không thể tránh khỏi. Do đó, hàng năm NSĐP đều cân đối bổ sung kinh phí để các đơn vị sử dụng thực hiện các chính sách chế độ phát sinh trong năm theo chỉ đạo các cấp có thẩm quyền.

2.2.2.3. ổ chức thực hiện chi thường xuyên

Nhìn chung việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách ở các cấp, đơn vị ở địa phương trong lĩnh vực chi thường xuyên thời gian qua đã có nhiều bước biến chuyển tích cực, bám sát dự toán và khả năng cân đối ngân sách, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đô thị, cải thiện tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi thường xuyên so v i dự toán NS

Đ n v t nh: riệu k

Tỉ trọng 2014 2015 2016

Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế

Chi thường xuyên. Tr.đó: 2.630.450 3.030.450 3.220.310 4.320.007 3.959.206 4.707.340

- Chi SN kinh tế 370.270 410.234 420.690 480.890 400.230 480.342

- Chi SN Giáo Dục- đào tạo- dạy nghề 1.220.370 1.420.234 1.620.470 1.990.873 1.990.270 2.002.424

- Chi SN Y tế 227.007 258.234 310.009 460.689 370.230 450.453

- Chi SN Văn hóa - Thể thao-du lịch 160.320 179.784 180.207 260.654 270.250 278.589

-Chi SN Phát thanh TH- thông tấn 13.070 13.809 14.290 14.980 15.210 16.356

- Chi SN Khoa học - Công Nghệ 27.230 28.367 30.206 33.257 34.210 35.438

- Chi Bảo đảm xã hội 79.970 87.785 120.270 132.455 124.320 128.690

- Chi Quản lý hành chính 470.260 569.938 570.065 780.623 690.450 922.467

- Chi quốc phòng + An ninh 31.840 31.956 32.040 128.351 330.016 360.234

- Chi khác 30.107 30.109 30.063 37.235 31.020 32.347

Theo bảng 2.6 chi cho sự nghiệp giáo dục năm 2016 là 2.002.424 triệu kíp tăng lên 1,63 lần so với năm 2014. Sự nghiệp giáo dục, số chi tăng các cấp ngân sách do bổ sung nguồn cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn khó khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, học bổng con hộ nghèo, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ cơ sở.

Chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016: 922.467 triệu kíp tăng lên hơn 1,96 lần so với năm 2014. Điều này chứng tỏ tỉnh đã nỗ lực dành phần lớn ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương, đáp ứng được nhu cầu và đời sống của cán bộ công nhân viên trên địa bàn, đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán .Trong thời gian qua chi quản lý hành chính đã góp phần trong việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, bảo đảm thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, duy trì sự ổn định vĩ mô và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên do khả năng tài chính còn hạn chế nên chính sách cải cách tiền lương vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, mặt khác do vấn đề kiểm soát chi chưa đảm bảo chất lượng nên tình trạng thất thoát, gây lãng phí và nạn tham nhũng, quan liêu trong bộ máy hành chính Nhà nước vẫn còn tồn tại và cần có những giải pháp tích cực để giải quyết.

Trong thời gian vừa qua, tỉnh đã bố trí ngân sách Chi cho sự nghiệp Văn hóa - Thể thao - du lịch năm 2016 là 278. 89 triệu kíp tăng lên 1, 4 lần so với năm 2014. Đã tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền, chào mừng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước, của Tỉnh.

Chi cho sự nghiệp quốc phòng, an ninh năm 2016 là 306.234 triệu kíp tăng lên 11 lần so với năm 2014. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong các sự kiện lớn, các ngày lễ lớn. Các loại tội phạm được kiềm chế, ngăn chặn.

Đồng thời tỉnh đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an sinh xã hội tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2014: Chi đảm bảo an sinh xã hội: 87.78 triệu kíp; 2016 tăng lên: 128.690 triệu kíp, góp phần làm giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho người nghèo, đồng bào

dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác, góp phần duy trì phát triển KTXH, ổn định chính trị.

Sự nghiệp y tế, số tăng chi chủ yếu do ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi của Chính phủ và bổ sung thực hiện kính phí tăng biên chế của ngành y tế trong năm. năm 2016 là 4 0.4 3 triệu kíp tăng lên 1,74 lần so với năm 2014. Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chú trọng; Tiếp tục triển khai các dự án nâng cao cơ sở vật chất.

Qua bảng 2.6 cho thấy hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều tăng so với dự toán. Điều này cho thấy công tác dự báo chi là chưa chính xác. Nhìn chung, NSĐP đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế trên địa bàn, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và phù hợp với khả năng ngân sách.

Nhận xét:

Việc phân bổ dự toán giúp cơ quan tài chính kiểm soát được tình hình sử dụng dự toán của đơn vị, qua đó phát hiện được những bất cập, sai phạm. Đôn đốc đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đã được cấp dự toán một cách kịp thời.

Việc cơ quan tài chính phân bổ dự toán cho các đơn vị giúp các đơn vị quản lý từng nguồn dự toán sử dụng cho từng nhiệm vụ. Tránh tình trạng đơn vị sử dụng sai nguồn chi sai nhiệm vụ.

Tuy nhiện, việc phân bổ dự toán có phần làm hạn chế việc linh động sử dụng dự toán của đơn vị, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện lồng ghép nhiều nhiệm vụ .

Đối với các nhiệm vụ phát sinh, việc phân bổ bổ sung dự toán mất nhiều thời gian dẫn đến việc chậm triển khai thực hiện nhiệm vụ do các cấp có thẩm quyền giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh luangprabang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)