NSNN tỉnh Luangprabang
Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương và trở thành một trung tâm kinh tế, Luangprabang đã xác định hướng đi cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, quản lý chi thường xuyên NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn. Vì việc tăng nguồn trong ngắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối với quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì mới đảm bảo thúc đẩy KT-XH phát triển được.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ ngân sách địa phương phân tán, dàn trải, nhiều công trình, dự án không được phân đủ vốn theo tiến độ, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề ưu tiên hóa.
Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý chi thường xuyên NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.
n là, quản lý chi thường xuyên NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao.
N m là, quản lý chi thường xuyên NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển KT XH của giai đoạn tới, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền vững lâu dài trên địa bàn.