Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính có tính khuyến khích mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 104 - 115)

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc vềbồi dƣỡngviên chức

3.3.8. Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính có tính khuyến khích mạnh

hoạt động bồi dưỡng, sử dụng tốt nhất cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng

3.3.8.1. Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng

a) Xây dựng phương án quản lý cơ sở vật chất phù hợp, tăng cường công năng sử dụng cơ sở vật chất

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dƣỡng để áp dụng thống nhất trong tất cả các Trung tâm, cơ sở bồi dƣỡng của ngành Tài chính.

Về lâu dài tập trung việc quản lý và sử dụng vào một đầu mối có năng lực quản lý và gắn với việc sử dụng CSVC cho hoạt động bồi dƣỡng viên chức.

Phân định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc sử dụng CSVC phục vụ hoạt động bồi dƣỡng, trong đó đầu mối điều phối là Vụ TCCB – Bộ Tài chính có chức năng định hƣớng và thẩm định kế hoạch bồi dƣỡng của các

cơ sở đào tạo trong việc sử dụng CSVC và Cục Kế hoạch Tài chính – Bộ Tài chính với việc quyết định cơ chế tài chính đối với việc sử dụng CSVC trong toàn Ngành nói chung.

b) Tăng cường đầu tư trang bị trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Một trong các yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng là sử dụng các công nghệ bồi dƣỡng phù hợp, trong đó có cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Hiện nay, việc trang bị các loại thiết bị và công cụ phục vụ bồi dƣỡng chƣa thực sự đƣợc quan tâm, còn nhiều những thiết bị cơ bản phục vụ cho bồi dƣỡng còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ hoặc ở mức lạc hậu. Phần đông các cơ sở bồi dƣỡng chỉ đƣợc trang bị máy chiếu; Chỉ một số ít cơ sở bồi dƣỡng có trang bị máy tính Project trong các hội trƣờng học tập. Còn nhiều công cụ, dụng cụ phụ trợ cho giảng dạy chƣa đƣợc quan tâm trang bị.

Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng cần tăng cƣờng đầu tƣ các trang thiết bị và công cụ giảng dạy phục vụ bồi dƣỡng nhƣ:

- Phòng học chính, các phòng học nhỏ phục vụ thảo luận nhóm, các phòng giảng dạy và học tập trực tuyến (cả trong nƣớc và các điểm cầu trên thế giới)

- Internet

- Các phƣơng tiện giảng dạy: máy chiếu (hoặc màn hình ti vi), máy quay video, các loại bảng, các vật liệu, mô hình, công cụ, dụng cụ phục vụ bồi dƣỡng kỹ năng.

3.3.8.2. Quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính

a) Sửa đổi quy chế quản lý tài chính phù hợp hoạt động bồi dưỡng

Sửa đổi theo hƣớng:

- Xây dựng cơ chế tài chính với những định mức chi tiêu phù hợp xác định đúng đắn, hợp lý tổng mức dự toán kinh phí cho từng loại hình, khóa học bồi dƣỡng, trên cơ sở đó cơ quan chức năng thực hiện giao kế hoạch hoặc đấu thầu, ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở bồi dƣỡng

- Xây dựng cơ chế khoán kinh phí đối với hoạt động bồi dƣỡng

Trên cơ sở dự toán đƣợc lập, thẩm định và phê duyệt theo từng loại hình hoặc theo đối tƣợng bồi dƣỡng cụ thể sẽ thực hiện khoán chi cho cơ sở bồi dƣỡng

đối với một số nội dung cơ bản và chủ yếu của hoạt động bồi dƣỡng. Điều đó sẽ khuyến khích các cơ sở bồi dƣỡng có biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí đã đƣợc khoán.

b) Tăng cường cơ chế đặt hàng, đấu thầu hoạt động bồi dưỡng

Để sử dụng hiệu quả kinh phí bồi dƣỡng cần áp dụng thí điểm và mở rộng cơ chế đặt hàng và đấu thầu trong việc bồi dƣỡng viên chức từ nguồn NSNN theo hƣớng:

- Đối với các loại hình bồi dƣỡng cơ bản có thể đấu thầu để lựa chọn cơ sởbồi dƣỡng có uy tín, thƣơng hiệu và chất lƣợng với chi phí thấp nhất nhƣng đảm bảo chất lƣợng tốt nhất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

- Đối với các loại hình bồi dƣỡng mang tín chuyên sâu gắn với chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức có thể đặt hàng đối với các cơ sở bồi dƣỡng có chức năng, có kinh nghiệm và có khả năng bồi dƣỡng đem lại hiệu quả và đảm bảo chất lƣợng.

3.3.8.3. Áp dụng cơ chế tài chính phù hợp với các cơ sở bồi dưỡng

a) Áp dụng thống nhất cơ chế cân đối ngân sách tiến tới tự chủ một phần tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng

Hiện nay các cơ sở bồi dƣỡng áp dụng các cơ chế tài chính khác nhau tùy thuộc vào khả năng của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở bồi dƣỡng. Điều đó, vừa không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, vừa tạo ra mặt bằng không thống nhất giữa các cơ sở bồi dƣỡng viên chức của ngành Tài chính.

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện chức năng của các cơ sở bồi dƣỡng với sứ mạng là các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cung cấp dịch vụ công thì nên áp dụng thống nhất cơ chế tự chủ tài chính đối với cách này theo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài.

b) Áp dụng phương thức học viên nộp một phần chi phí học tập

Để giảm bớt gánh nặng về tài chính đối với NSNN trong bồi dƣỡng, cần xây dựng cơ chế bắt buộc ngƣời học nộp 1 phần chi phí học tập (tiền ăn, tiền ở và chi phí học tập). Đối với việc nộp 1 phần chi phí học tập chỉ nên áp dụng đối với những

khóa đào tạo nâng cao trình độ (thạc sỹ, tiến sỹ); lớp học cơ bản phục vụ thi nâng ngạch, hoặc để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.

3.3.8.4. Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động để duy trì đội ngũ viên chức chất lượng cao đã được bồi dưỡng

Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực nhằm hƣớng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con ngƣời và trong môi trƣờng sống và làm việc của con ngƣời. Do đó, hành vi có động lực trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố nhƣ văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức và các chính sách về nhân lực cũng nhƣ sự thực hiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc vể cá nhân ngƣời lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ nhƣ nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị...

Để tạo động lực cho viên chức nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã đƣợc đào tạo, Bộ Tài chính cần áp dụng các biện pháp sau:

Thông qua bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc để xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho viên chức một cách rõ ràng, khoa học.

Đánh giá thƣờng xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng viên chức từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.

Khuyến khích và tạo điều kiện đãi ngộ về vật chất trong giai đoạn hiện nay là một biện pháp tích cực nhất để tạo động lực cho ngƣời viên chức, đồng thời để duy trì, giữ chân nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã đƣợc đào tạo. Bộ Tài chính có thể vận dụng tăng lƣơng tƣơng xứng với thực hiện công việc nhƣ nâng lƣơng trƣớc hạn, khen thƣởng đột xuất do có sáng kiến cải tiến, bằng khen, giấy khen, ai học tập tốt cũng đƣợc khen thƣởng, tổ chức các kỳ thi nâng ngạch...để nâng cao sự nỗ lực và thành tích của ngƣời viên chức, tăng mức độ hăng say học hỏi, gắn bó với công việc với tổ chức hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao nhƣ cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc, bố trí công việc phù hợp với năng lực cũng nhƣ sở trƣờng của họ, khuyến khích ngƣời viên chức chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Văn hóa tổ chức đƣợc xem nhƣ là công cụ để tạo động lực cho ngƣời viên chức. Việc xây dựng văn hóa tổ chức với các giá trị thích hợp đƣợc đa số viên chức đồng tình và ủng hộ có tác dụng tăng động lực làm việc cho ngƣời viên chức thông qua việc khuyến khích sự cam kết của ngƣời viên chức với những giá trị và mục tiêu của tổ chức, làm cho ngƣời viên chức cảm thấy giá trị hơn và đƣợc tin tƣởng hơn. Khi những giá trị cốt lõi của văn hóa tổ chức phù hợp với giá trị văn hóa cá nhân, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó, tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, hợp tác, văn hóa tổ chức đƣợc xem nhƣ là công cụ khuyến khích ngƣời viên chức nỗ lực thực hiện công việc và gắn bó hơn với tổ chức.

Công tác sử dụng hợp lý đội ngũ viên chức sau bồi dƣỡng có vai trò quan trọng trong khuyến khích ngƣời viên chức làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bố trí đúng ngƣời, đúng vị trí sau bồi dƣỡng là biểu hiện rõ nét nhất hiệu quả của công tác bồi dƣỡng. Khi ngƣời viên chức tham gia bồi dƣỡng thì kỹ năng xử lý công việc của họ cũng nhƣ khả năng tiếp thu mới đƣợc cải thiện, họ có đủ điều kiện cho việc tiếp nhận những công việc mới có tính thử thách và trách nhiệm cao hơn. Do đó, việc bố trí đúng ngƣời, đúng vị trí, đúng trình độ sẽ khuyến khích bản thân mỗi viên chức tự trau dồi kiến thức, cảm thấy đƣợc đáp ứng kỳ vọng công việc trong tƣơng lai và phát huy hết khả năng, năng lực của mình tránh lãng phí thời gian, chi phí bồi dƣỡng. Bên cạnh đó, cần có những chính sách, cơ chế để tạo động lực thực sự đối với họ nhằm ý thức cho họ tham gia vào các khoá bồi dƣỡng: Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với những viên chức giỏi, có năng lực; thƣờng xuyên tổ chức các kỳ thi nâng hạng cho các viên chức để họ phấn đấu học hỏi thêm những kiến thức, rèn luyện những kỹ năng làm việc.

Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3 đƣợc thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau: (1) Phân tích rõ những thời cơ và thách thức đối với việc bồi dƣỡng viên chức nói chung và của ngành Tài chính nói riêng trong thởi gian tới năm 2025 và những năm sau 2020; (2) Phân tích rõ quan điểm, mục tiêu của việc bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính trong những năm tới đến năm 2025 và sau năm 2025; (3) Phân tích rõ phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu của công cuộc cách mạng ngành Tài chính trong tiến trình cải cách nền hành chính Quốc gia; (4) Đề xuất 8 giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức nói chung và bồi dƣỡng công chức, viên chức ngành Tài chính nói riêng, thực tế về tổ chức bồi dƣỡng và quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức, viên chức của ngành trong thời gian qua. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức, viên chức ngành Tài chính luận văn đã phân tích thực trạng và luận giải những mặt đƣợc, những mặt còn hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức viên chức ngành Tài chính. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng công chức, viên chức ngành Tài chính cho giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng cơ sở lý luận; Chƣơng phân tích thực trạng và Chƣơng đề xuất giải pháp.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính” đã đạt đƣợc những nội dung chính sau:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm rõ nội hàm những khái niệm trên là cơ sở để tác giả giải quyết các nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận ở chƣơng một, luận văn phân tích nội dung quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức bao gồm các nội dung nhƣ xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính; xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống các văn bản chính sách về quản lý tổ chức và các hoạt động bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính; tổ chức bộ máy bồi dƣỡng viên chức; đầu tƣ nguồn lực để thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng; các hoạt động hợp tác trong hoạt động bồi dƣỡng; tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng…

Thứ ba, phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức của một số quốc gia có nhiều thành tựu nhƣ Pháp, Mĩ, Nhật,

Singapo và kinh nghiệm của một số cơ sở bồi dƣỡng ở trong nƣớc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho ngành Tài chính.

Thứ tƣ, nêu và phân tích khái quát về thời cơ và thách thức cho công tác bồi dƣỡng và quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính trong thời gian tới trƣớc bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp phát triển nhƣ vũ bão và trƣớc sự đòi hỏi của tiến trình cải cách hành chính đất nƣớc trong thời đại kỹ thuật số.

Thứ năm, làm rõ định hƣỡng và các quan điểm của Đảng, nhà nƣớc và ngành về hoạt động và quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính.

Thứ sáu, đề suất và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính trong thời gian tới bao gồm:

(1) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính;

(2) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính; (3) Hoàn thiện chƣơng trình và tổ chức bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính; (4) Đẩy mạnh các hoạt động bồi dƣỡng có yếu tố nƣớc ngoài, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng trong nƣớc theo chuẩn quốc tế;

(5) Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý;

(6) Tăng cƣờng công tác kiểm tra kết quả bồi dƣỡng và đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng;

(7) Đổi mới công tác quản lý bồi dƣỡng;

(8) Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính có tính khuyến khích các hoạt động bồi dƣỡng, sử dụng tốt nhất cơ sở vật chất phục vụ bồi dƣỡng;

Thứ bảy, để các giải pháp luận văn đề xuất có tính khả thi, luận văn cho công tác bồi dƣỡng viên chức.

Do có những hạn chế về công việc và những điều kiện khác nhau, kết quả nghiên cứu và phƣơng pháp thể hiện, trình bày luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của quý thầy cô và đồng nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội Vụ (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006 – 2010) thực hiện QĐ số 40/2006/BĐTTg và triển khai QĐ/37/QĐTTg về phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011- 2015.

2. Bộ Nội Vụ, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 Hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Bộ tài chính, Quyết định số 1738/2012/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính phê duyệt đề án đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành tài chính đến năm 2015.

4. Bộ tài chính, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành tài chính giai đoạn 2011- 2015.

5. Bộ tài chính, Quyết định số 1629/2005/QĐ-BTC ngày 19/5/2015 của Bộ tài chính ban hành chương trình thực hiện kế hoạch ải cách và hiện đại hóa ngành Thuế. 6. Ngô Thành Can (2007), Cải cách quy trình bồi dưỡng đội ngủ công chức nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)