Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc vềbồi dƣỡngviên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 89)

ngành Tài chính.

3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về bồi dưỡng viên chức ngành Tài chính

Để thực hiện nhiệm vụ bồi dƣỡng và quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức cần phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý sau:

3.3.1.1. Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 1648/2012/QĐ-BTC, ngày 02 tháng 07 năm 2012 về quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính.

Văn bản sửa đổi hay ban hành thay thế phải nhằm:

- Tạo cơ chế để các cơ sở bồi dƣỡng viên chức của Ngành có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực thuộc ngành đều phải tham gia các hoạt động bồi dƣỡng viên chức của ngành theo sự phân công chỉ đạo của Bộ.

- Quy định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng (ngƣời đứng đầu) đơn vị trong công tác cử viên chức thuộc quyền quản lý đi bồi dƣỡng; Bản thân hay cử ngƣời có đủ năng lực tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy chuyên môn theo sự chỉ đạo của Bộ.

- Xác định rõ đối tƣợng và trách nhiệm cụ thể của đối tƣợng phải tham gia vào hoạt động bồi dƣỡng, chẳng hạn: trong khoảng thời gian 05 năm, ngoài nghĩa vụ đào tạo bắt buộc tối thiểu theo quy định, viên chức có nghĩa vụ và quyền lợi phải đƣợc học 1 khóa học theo tiêu chuẩn ngạch hoặc 1 khóa theo tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc 01 khóa học theo tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý; đồng thời quy định trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị phải cử viên chức đi học.

- Quy định trách nhiệm của thủ trƣởng, ngƣời đứng đầu đơn vị tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng cập nhật tại đơn vị cho viên chức để nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng, cập nhật các văn bản và kiến thức mới có liên quan đến công việc.

Đảm bảo 100% viên chức các đơn vị lần lƣợt đƣợc bồi dƣỡng kiến thức của ngạch và kiến thức cập nhật.

3.3.1.2. Ban hành văn bản quy định về phân công, phối hợp trong xây dựng nội dung chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng viên chức

Văn bản về phân công phối hợp trong việc xây dựng chƣơng trình và tổ chức bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính cần thiết quy định nhƣ sau:

a) Về xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu

Quy định rõ đối với từng đơn vị tham gia bồi dƣỡng nhƣ sau: Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính:

- Tổ chức biên soạn, trình Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt và ban hành tài liệu bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch kế toán.

- Chủ trì xây dựng, biên soạn chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng viên chức tập sự của các cơ quan đơn vị Nhà nƣớc;

- Chƣơng trình bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành chung cho viên chức ngành Tài chính;

- Chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành chuyên sâu cho viên chức các cơ quan đơn vị mang tính chất đặc thù chuyên ngành kế toán.

- Chủ trì xây dựng, biên soạn và ban hành các chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng khác cho viên chức ngạch kế toán khi các đối tƣợng có nhu cầu.

b) Về tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính tổ chức các chƣơng trình: Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên, Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên chính cho viên chức ngành Tài chính. Tiếp tục nghiên cứu trình Bộ chƣơng trình, tài liệu cho loại hình chƣơng trình Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên trung cấp và Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên cao cấp

Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính tổ chức tƣ vấn – bồi dƣỡng để tổ chức thực hiện các nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng theo nhu cầu của viên chức ngành Tài chính đƣợc Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ phê duyệt.

3.3.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch bồi dưỡng viên chức

- Nhu cầu về các khóa học và chƣơng trình bồi dƣỡng đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và ban hành nội dung chƣơng trình và tài liệu bồi dƣỡng.

- Nhu cầu của từng viên chức về kiến thức, kỹ năng cần bồi dƣỡng trong các chƣơng trình có sẵn hoặc chƣơng trình cần xây dựng để lấp “khoảng trống” về kiến thức của cá nhân so với khung năng lực quy định.

Nội dung này đƣợc sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát nhu cầu để xây dựng nội dung chƣơng trình và tài liệu bồi dƣỡng.

Trên thực tế, khi xác định nhu cầu bồi dƣỡng, các tổ chức, đơn vị chủ trì và tham gia xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng mới chỉ xuất phát từ mong muốn của viên chức về nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng, nội dung bồi dƣỡng nào đã đƣợc học, nội dung bồi dƣỡng nào chƣa học để đăng ký tham gia loại hình bồi dƣỡng. Việc xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức lớp học dựa trên cơ sở các chƣơng trình bồi dƣỡng có sẵn, đã đƣợc xây dựng.

Các cơ quan đơn vị Nhà nƣớc cần dựa vào phân tích công việc và đánh giá tình hình thực hiện công việc một cách thƣờng xuyên. Dựa trên tƣ liệu đó xây dựng khung năng lực cho từng vị trí chức danh, yêu cầu hoàn thành công việc cho vị trí chức danh đó. Khi có hai dữ liệu này, việc xác định ai cần phải bồi dƣỡng năng lực gì, bồi dƣỡng ở cấp độ nào trở nên đơn giản khi so sánh mức độ đáp ứng và yêu cầu năng lực. Với việc ứng dung khung năng lực, tổ chức có thể tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hƣởng đến hiệu quả và do đó khai thác hiệu quả thời gian và tiền bạc dành cho bồi dƣỡng.

Biểu đồ 3.1: Phương pháp bồi dưỡng theo khung năng lực

Mô tả công việc Xác định mức độ, kiến thức, kỹ năng cần thiết Xác định mức độ, kiến thức, kỹ năng hiện có Thiết kế nội dung bồi dƣỡng để lấp khoảng trống Tổ chức bồi dƣỡng và đánh giá

Khung năng lực của đội ngũ viên chức của ngành Tài chính đƣợc xây dựng trên cở sở phân tích những năng lực cần thiết phải đạt đƣợc để thực hiện đƣợc sứ mệnh, mục tiêu chiến lƣợc của Bộ Tài chính và định hƣớng phát triển của từng đơn vị trong những năm tới. Khung năng lực dành cho viên chức ngành Tài chính gồm 3 nhóm:

a) Năng lực chung: Là những phẩm chất, đặc tính cần phải có ở một ngƣời viên chức. Đây là những năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí, đƣợc xác định dựa trên giá trị cốt lõi của nền hành chính công .

(1) Đạo đức và trách nhiệm công vụ (2) Tổ chức thực hiện công việc (3) Soạn thảo và ban hành văn bản (4) Giao tiếp ứng xử

(5) Quan hệ phối hợp

(6) Sử dụng công nghệ thông tin

b) Năng lực quản lý: Đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí cụ thể trong một cơ quan, đơn vị và đƣợc xác định dựa vào nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của vị trí.

(1) Xác định tầm nhìn và tƣ duy chiến lƣợc (2) Quản lý sự thay đổi

(3) Ra quyết định (4) Quản lý nguồn lực (5) Phát triển nhân viên

c) Năng lực chuyên môn: Đây là những kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần thiết để hoàn thành công việc theo đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực.

(1) Năng lực chuyên môn (2) Sử dụng ngoại ngữ

Mỗi năng lực đƣợc phân chia thành 5 cấp bậc (từ thấp đến cao).Việc phân chia mức độ năng lực dựa trên mức độ phức tạp, độ thành thạo và qui mô/phạm vi

triển khai của năng lực. Ngƣời có cấp độ năng lực cao đƣợc mặc định là đáp ứng đƣợc yêu cầu của những cấp độ năng lực thấp hơn.

Những biểu hiện về năng lực ở từng cấp độ cụ thể sẽ cung cấp một công cụ hữu dụng cho viên chức trong việc đánh giá năng lực, kết quả công việc của bản thân và đồng nghiệp. Việc so sánh giữa biểu hiện thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn của từng vị trí giúp đánh giá đƣợc mức độ phù hợp và hoàn thành yêu cầu công việc của từng viên chức đối với vị trí đảm nhiệm. Đồng thời, cấp trên trực tiếp sẽ có cơ sở xác định đƣợc những năng lực nào cấp dƣới cần phải bồi dƣỡng thêm nhằm hoàn thành công việc tốt hơn; từ đó có sự phản hồi, góp ý, nhận xét trong quá trình đánh giá. Đây cũng là cơ sở để cơ quan, đơn vị xây dựng khung chƣơng trình và kế hoạch bồi dƣỡng phù hợp với yêu cầu của công việc, của tổ chức cũng nhƣ định hƣớng phát triển nghề nghiệp của từng viên chức.

Về phƣơng pháp xác định nhu cầu bồi dƣỡng, cần sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ:

- Quan sát và phỏng vấn trực tiếp: Kỹ thuật phỏng vấn là rất quan trọng đối với cán bộ bồi dƣỡng. Các cuộc phỏng vấn có thể đƣợc tiến hành một cách chính thức khi cán bộ bồi dƣỡng có các ghi chép nhất định hoặc tiến hành không chính thức nhƣ qua trao đổi thảo luận ở ngoài văn phòng. Cán bộ bồi dƣỡng sẽ trao đổi với ngƣời viên chức về những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ.

- Sử dụng phiếu câu hỏi điều tra: Phiếu câu hỏi điều tra sẽ cho ngƣời viên chức có cơ hội thể hiện mong muốn bồi dƣỡng của mình mà không e ngại hay lo sợ điều gì. Nếu thiết kế phiếu điều tra tốt có thể thu đƣợc các dữ liệu cần thiết và tổng hợp những dữ liệu đó một cách nhanh chóng.

- Thực hiện kiểm tra: Kiểm tra về kết quả công việc sẽ chỉ rõ viên chức biết gì, có thể làm đƣợc gì và qua đó sẽ phát hiện đƣợc lĩnh vực cần cung cấp thêm thông tin hoặc cần bồi dƣỡng thêm. Kiểm tra về kỹ năng giúp phát hiện khả năng tiếp thu của cán bộ hoặc các kỹ năng cụ thể cần bồi dƣỡng thêm.

3.3.3. Hoàn thiện nội dung, chương trình và tổ chức bồi dưỡng viên chức

3.3.3.1. Hoàn thiện xây dựng các chương trình, tài liệu cơ bản theo tiêu chuẩn ngạch kế toán, trên cơ sở đó xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn ngạch.

Để khắc phục những hạn chế của chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch kế toán, đề xuất đổi mới nội dung chƣơng trình tài liệu nhƣ sau:

- Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng lại nội dung và chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch kế toán nhƣ hiện nay mà chỉ ban hành một bộ chƣơng trình cơ bản (chƣơng trình gốc).

- Bộ Nội vụ giao cho Học viện Hành chính quốc gia biên soạn các tài liệu theo tiêu chuẩn ngạch cơ bản và theo tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý cơ bản làm tài liệu mẫu; đồng thời phân cấp cho các cơ sở đào tạo của các Bộ, ngành biên soạn tài liệu trên cơ sở tài liệu mẫu của Bộ Nội vụ, để bồi dƣỡng cho viên chức thuộc Bộ quản lý.

- Bộ Nội vụ chủ trì định kỳ xây dựng chƣơng trình cập nhật kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn ngạch (các loại ngạch) và theo tiêu chuẩn lãnh đạo quản lý (các cấp) và phân cấp cho các cơ sở bồi dƣỡng đƣợc biên soạn tài liệu trong phạm vi thẩm quyền và đối tƣợng bồi dƣỡng đƣợc Bộ Nội vụ phân cấp cho tổ chức bồi dƣỡng.

3.3.3.2. Tập trung xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành và vị trí việc làm

Trƣớc mắt, trong giai đoạn 2016-2010, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ Tài chính tập trung xây dựng nội dung chƣơng trình theo tiêu chuẩn chuyên ngành của Bộ Tài chính, bao gồm các chƣơng trình sau:

(1) Quản lý NSNN (2) Quản lý vốn đầu tƣ

(3) Quản lý tài chính quốc phòng, an ninh (4) Quản lý tài chính HCSN

(5) Quản lý tài chính NH và TCTC (6) Quản lý thuế, phí và lệ phí (7) Quản lý về kế toán, kiểm toán

(8) HTQT về tài chính (9) Quản lý tài sản công

(10) Quản lý tài chính doanh nghiệp (11) Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (12) Quản lý và giám sát bảo hiểm (13) Quản lý giá

(14) Thanh tra tài chính (15) Tin học hóa tài chính

Tƣơng tự các Tổng cục tập trung xây dựng các chƣơng trình nghiệp vụ chuyên ngành và cập nhật theo Đề án vị trí việc làm đã đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt

Giai đoạn sau 2020, các đơn vị triển khai xây dựng chƣơng trình và tài liệu theo vị trí việc làm cụ thể.

3.3.3.3. Hoàn thiện quy trình xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng

Hoàn thiện quy trình xây dựng chƣơng trình và biên soạn tài liệu theo các bƣớc:

a) Bƣớc 1: Khảo sát, xác định nhu cầu ngƣời học theo loại hình bồi dƣỡnghoặc theo vị trí việc làm; khảo sát nhu cầu của thủ trƣởng, ngƣời đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức cũng nhƣ đối với học viên về khối lƣợng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực ngƣời học đạt đƣợc sau khóa học.

b) Bƣớc 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chƣơng trình bồi dƣỡng.

c) Bƣớc 3: Xác định nội dung, kết cấu và khối lƣợng kiến thức, kỹ năng cần thiết của chƣơng trình bồi dƣỡngnhằm đảm bảo mục tiêu bồi dƣỡng và chuẩn đầu ra.

d) Bƣớc 4: Xây dựng chƣơng trình chi tiết các chuyên đề cần bồi dƣỡng. e) Bƣớc 5: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở bồi dƣỡng, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng viên chức và những học viên đã học (nếu có) về chƣơng trình bồi dƣỡng.

g) Bƣớc 6: Hoàn thiện dự thảo chƣơng trình bồi dƣỡngtrên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục thẩm định và phê duyệt.

h) Bƣớc 7: Đánh giá việc cập nhật thƣờng xuyên nội dung chƣơng trình bồi dƣỡngvà phƣơng pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu cầu của các tổ chức đơn vị trong việc sử dụng đội ngũ viên chức.

Cơ quan có thẩm quyền quy định quy trình trong Quy chế bồi dƣỡngviên chức của đơn vị.

3.3.3.4. Xác định phương pháp bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù hợp

- Về Phƣơng pháp đào tạo: Phƣơng pháp giảng dạy cần phải thay đổi, không chỉ một chiều đơn thuần nữa mà cần có sự trao đổi qua lại giữa giảng viên và học viên. Có nhƣ vậy học viên mới có cảm hứng học tập, họ trao đổi nhiều hơn với giảng viên khiến giảng viên cũng rất thích thú với việc giảng dạy, khi cùng trao đổi thì việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

+ Cần trang bị cho học viên kỹ năng nhận biết, cách phát hiện nội dung học, rèn luyện kỹ năng, năng lực đánh giá dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo theo nhóm nhằm để phát triển khả năng của từng cá nhân, việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo nhóm thƣờng xuyên sẽ giúp các lớp học tăng cƣờng tính nghiên cứu. Giảng viên hƣớng dẫn học viên xây dựng cách trình bày báo cáo, thuyết trình,..

+ Tổ chức thực hành lấy kinh nghiệm cho từng phần học, làm bài tập tình huống. + Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các trang thiết bị công nghệ thông tin, các phƣơng pháp nghe nhìn hiện đại.

- Về hình thức đào tạo: Việc lựa chọn hình thức đào tạo cần dựa vào: + Mục tiêu của khóa đào tạo

+ Đối tƣợng đào tạo

+ Nội dung chƣơng trình đào tạo

+ Thời gian đào tạo, địa điểm tổ chức khóa đào tạo và điều kiện học của học viên.

3.3.4. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng viên chức

3.3.4.1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả

- Các hoạt động HTQT trong bồi dƣỡngcần chú trọng tính thiết thực và hiệu quả, không nên phô trƣơng hình thức, trƣớc mắt tập trung vào csác hoạt động tổ chức hội thảo bồi dƣỡng, học tập trực tuyến qua cầu truyền hình với các điểm cầu trên thế giới.

- Tập trung các dự án về bồi dƣỡng hiện đang quản lý phân tán đƣa về các đầu mối là các cơ sởbồi dƣỡngđể tăng cƣờng năng lực cho các cơ sởbồi dƣỡng, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp trong bồi dƣỡng.

3.3.4.2. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)