Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 36)

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc vềbồi dƣỡngviên chức

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế

Kinh nghiệm bồi dƣỡng viên chức trẻ ở 05 quốc gia có nền công vụ phát triển và mang tính đại diện cho các nền kinh tế, các khu vực khác nhau trên thế giới gồm Xinh-ga-po, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Pháp, các quốc gia này coi bồi

dƣỡng là hình thức đào tạo ngắn hạn và thực hiện cơ chế bồi dƣỡng viên chức, công chức chung.

1.5.1.1. Nguyên tắc, phương châm bồi dưỡng

Đối với Xinh-ga-po, đào tạo bồi dƣỡng công chức, viên chức trẻ sau khi tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc hữu ích và kế thừa (đào tạo, bồi dƣỡng phải phục vụ dài lâu cho công việc), khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa hình thức bồi dƣỡng, tăng cƣờng tính tự giác của ngƣời học (mỗi công chức ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp phải xây dựng kế hoạch học tập cá nhân (Bản đồ đào tạo cá nhân), và kiên trì nguyên tắc “Muộn còn hơn không” và nhất là nguyên tắc đào tạo song hành chuyên môn với các kỹ năng mềm (Quản lý sự thay đổi, phƣơng pháp học tập của ngƣời trƣởng thành (Adult Learning) và phát triển nhân cách.

Đối với Đài Loan, có thể nói công tác bồi dƣỡng viên chức trẻ của Đài Loan khá linh hoạt song vẫn theo đúng nguyên tắc: công khai, công bằng, cạnh tranh, chọn đƣợc ngƣời giỏi; lý luận gắn với thực tế, học tập gắn liền với ứng dụng, coi trọng hiệu quả thiết thực; không bồi dƣỡng đủ thì không đề bạt và phƣơng châm “học, học nữa, học mãi”. Đặc biệt, Đài Loan rất chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của viên chức trong thực tiễn, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất viên chức, đó là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tự lập.

Tại Nhật Bản, quốc gia đã xây dựng và phát triển khá thành công nền kinh tế tri thức và một xã hội tri thức, luôn lấy tri thức làm nền tảng phát triển con ngƣời và đất nƣớc. Với quan niệm “nếu không phát triển tri thức và khả năng của công dân, nhất là đội ngũ công chức, viên chức để quản lý các nguồn lực hiện có thì mọi tiến bộ kinh tế mà quốc gia đó tạo ra cũng không thực sự có ý nghĩa”, thanh niên nói chung và viên chức trẻ của Nhật Bản đƣợc bồi dƣỡng theo nguyên tắc chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Đội ngũ viên chức Nhật Bản luôn đƣợc đánh giá cao về sự chuyên nghiệp, mẫn cán và kỷ luật. Và chính khâu bồi dƣỡng ban đầu ngay từ khi viên chức mới trúng tuyển đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu này.

Ở Hoa Kỳ và Pháp có nhiều tiêu chí, phƣơng châm đào tạo nhƣng nguyên tắc chính yếu bồi dƣỡng viên chức trẻ phục vụ trong nền công vụ tập trung nhấn mạnh vào tính chủ động và thực tiễn. Nguyên tắc đào tạo của Hoa Kỳ tập trung nhấn mạnh đào tạo gắn với nhu cầu. Nguyên tắc này thể hiện tính chủ động của cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong nhiều khâu, trong đó thể hiện cụ thể trong bồi dƣỡng. Đối với trƣờng hợp của Pháp, tính chủ động trong bồi dƣỡng từ phía ngƣời viên chức đƣợc nhấn mạnh. Cụ thể là trong 3 năm, nếu viên chức không đƣợc bồi dƣỡng thì có quyền đề nghị đƣợc đi bồi dƣỡng hoặc đề nghị giải thích vì sao họ không đƣợc đi bồi dƣỡng. Viên chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi bồi dƣỡng hoặc nghỉ không lƣơng để nghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch. Một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng viên chức là cuộc gặp gỡ, thảo luận giữa viên chức và ngƣời lãnh đào trực tiếp về công việc. Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và của cơ quan, bộ phận nhân sự tổng hợp kế hoạch bồi dƣỡng chung cho cơ quan trên cơ sở ngân sách cho phép.

1.5.1.2. Nội dung, quy trình, hình thức bồi dưỡng

Nhìn chung, nội dung và hình thức bồi dƣỡng tại các quốc gia đƣợc nghiên cứu đều đa dạng và gồm nhiều bƣớc. Qua nghiên cứu cho thấy một số điểm nổi bật ở các nƣớc nhƣ sau:

Ở Xinh-ga-po, từ khi đƣợc nhận vào làm việc, viên chức trải qua 5 giai đoạn bồi dƣỡng: bồi dƣỡng ban đầu mang tính định hƣớng (orientation training), bồi dƣỡng cơ bản, bồi dƣỡng nâng cao, bồi dƣỡng mở rộng và bồi dƣỡng cập nhất kiến thức để làm việc với chất lƣợng cao. Những công đoạn này tùy mức độ mà có nội dung khác nhau, nhƣng có liên quan chặt chẽ với nhau, công đoạn sau bổ sung cho công đoạn trƣớc, liên quan chặt chẽ đến con đƣờng thăng tiến của viên chức, cũng nhƣ việc chỉ định, bố trí công việc, đánh giá hiệu quả thực thi công việc. Có thể thấy rằng, công đoạn đầu tiên, mang tính chất nền tảng nhất là bồi dƣỡng ban đầu mang tính định hƣớng (orientation), giúp viên chức mới nhận việc hoặc ở nơi khác chuyển đến làm quen với công việc và môi trƣờng mới, tiến tới chủ động trong công việc, thời gian từ 1 đến 3 tháng. Công tác bồi dƣỡng, cập nhật ở Xinh-ga-po đƣợc tổ

chức theo các hình thức chính quy và tại chức tùy theo từng đối tƣợng và nhu cầu công việc. Chính phủ hết sức quan tâm công tác bồi dƣỡng viên chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của con ngƣời cho phát triển. Các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong bồi dƣỡng viên chức gồm có Học viện Công vụ và Viện Quản lý Xinh- ga-po, Trƣờng Chính sách công Lý Quang Diệu. Học viện Công vụ có chƣơng trình bồi dƣỡng các nhà quản lý cao cấp; chƣơng trình đào tạo chuyên môn quản lý trung cấp. Còn Viện Quản lý Xinh-ga-po là cơ quan tổ chức nhiều chƣơng trình bồi dƣỡng ngắn hạn để học viên tự chọn phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Đây là những hoạt động cập nhật thông tin và lý luận mới về quản lý phục vụ cho các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn và tại chức mở theo đơn đặt hàng. Trƣờng Chính sách công Lý Quang Diệu là trƣờng bồi dƣỡng về chính sách công. Sứ mệnh của trƣờng là bồi dƣỡng một đội ngũ các nhà lãnh đạo và những ngƣời tham mƣu, hoạch định chính sách ở khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân, với mục tiêu là hƣớng tới sự thịnh vƣợng và phát triển của các quốc gia.

Trong khi đó, ở Đài Loan, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng chủ yếu đƣợc xây dựng dựa vào vị trí việc làm của từng viên chức để bồi dƣỡng. Thông thƣờng một khóa học của viên chức bao gồm khóa học cơ bản và khóa học chuyên môn, gọi là mô hình "cơ bản + chuyên môn". Trong đó, khóa học cơ bản đi sâu vào các nội dung nhƣ: về học thuyết chính trị, về luật hành chính, về hành chính công, về phát triển kinh tế - xã hội…; khóa học chuyên môn thƣờng đƣợc thiết kế dựa vào các nhu cầu khác nhau của viên chức ở các nhóm và các cấp khác nhau, thể hiện tính chuyên môn trong bồi dƣỡng cho các cấp và các loại viên chức khác nhau. Tỷ lệ của các khóa học thƣờng đƣợc sắp xếp là 30% cơ bản và 70% chuyên môn. Cấu trúc và thời lƣợng bài học có thể đƣợc sắp xếp: bài giảng là 70%, thảo luận và trao đổi là 10%, điều tra là 10%, giấy tờ và văn bản là 5%, các khóa học kinh nghiệm là 5%.

Đối với Nhật Bản, bồi dƣỡng ban đầu dành cho viên chức trẻ mới tuyển dụng vào nền công vụ Nhật Bản đƣợc thực hiện theo hình thức bồi dƣỡng tại chỗ và thực hiện bồi dƣỡng theo vị trí việc làm chủ yếu theo hình thức học việc và giải quyết tình huống.

Tại Hoa Kỳ các nội dung bồi dƣỡng tập trung vào các kỹ năng lãnh đạo cho viên chức, bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý và kỹ năng cố vấn. Mỗi kỹ năng đƣợc thiết kế tƣơng đƣơng một khóa học với quan niệm rằng mỗi viên chức cần lãnh đạo đƣợc chính mình, công việc của mình và đều có thể trở thành ngƣời lãnh đạo trong tƣơng lai. Chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý cao cấp (7 tuần) và Chƣơng trình quản lý và lãnh đạo thực thi (3 tuần) và một loạt các chƣơng trình bồi dƣỡng cho viên chức từ bậc 16 trở lên, chƣơng trình bồi dƣỡng học tập đặc biệt (Ví dụ: đào tạo Bộ trƣởng, Thứ trƣởng); chƣơng trình bồi dƣỡng chức năng đặc biệt (khóa đào tạo xây dựng nhóm, tổ công tác; khóa đào tạo về Lập kế hoạch và đánh giá). Trong quy trình bồi dƣỡng viên chức trẻ, độ chênh lệch giữa chất lƣợng hoạt động hiện tại với chất lƣợng hoạt động theo yêu cầu đƣợc lấy làm thƣớc đo để triển khai công tác bồi dƣỡng, đánh giá nhu cầu họ bồi dƣỡng và dựa trên sự đánh giá này để đề ra các chính sách, chủ trƣơng về bồi dƣỡng. Các phƣơng pháp phổ biến đang áp dụng là gắn kết mô hình lý thuyết với việc nghiên cứu phân tích. Các hình thức bồi dƣỡng chủ yếu dành cho viên chức Hoa Kỳ bao gồm bồi dƣỡng trong nội bộ đơn vị (Bộ, Cục), đào tạo tại Bộ, cục khác của liên bang, bồi dƣỡng trong các trƣờng cao đẳng chuyên ngành thuộc Bộ và đào tạo qua thực hành. Các hình thức bồi dƣỡng khác nhau hình thành lên các cơ sở bồi dƣỡng khác nhau, và các cơ sở bồi dƣỡng này cùng hợp thành một mạng lƣới bồi dƣỡng. Ngoài hệ thống mạng lƣới bồi dƣỡng trong công việc này, các viên chức mới tuyển dụng tại Hoa Kỳ còn đƣợc bồi dƣỡng thông qua một kênh khác, đó là bồi dƣỡng trong trƣờng đại học. Hình thức dạy học chủ yếu trong các cơ sở bồi dƣỡng ở Hoa Kỳ là phƣơng pháp giải quyết theo vấn đề để kích thích viên chức phát huy tối đa sở trƣờng và khả năng sáng tạo. Chính phủ cử viên chức tham gia các chƣơng trình đào tạo trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tại trƣờng đại học và Chính phủ chi trả kinh phí bồi dƣỡng cho viên chức này.

Trong trƣờng hợp của nƣớc Cộng hòa Pháp, đặc điểm chủ đạo cần lƣu ý là chƣơng trình bồi dƣỡng chủ yếu đến 90% là dựa trên các tình huống thực tế, ít lý thuyết. Thực tế cho thấy, việc bồi dƣỡng nhƣ vậy mang lại hiệu quả thiết thực, cụ

thể, đáp ứng nhu cầu của cơ quan, của ngƣời học, tránh đƣợc lối bồi dƣỡng viên chức theo kiểu lý thuyết, sách vở, kinh nghiệm chủ nghĩa, xa rời thực tiễn. Phƣơng pháp học tập nêu trên buộc ngƣời học và ngƣời dạy phải chủ động, không phụ thuộc sách vở mà phải độc lập suy nghĩ, sáng tạo để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Về kinh phí bồi dƣỡng cho viên chức trẻ, chủ yếu Chính phủ các nƣớc trích ngân sách chi trả cho các cơ sở đào tạo.

1.5.1.3. Cơ sở bồi dưỡng

Các cơ sở bồi dƣỡng ở Xinh-ga-po gồm Học viện Công vụ và Viện Quản lý Xinh-ga-po và Trƣờng Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Xinh-ga-po. Ngoài ra, Học viện Công vụ còn thành lập thêm Tổ chức tƣ vấn công vụ làm công tác tƣ vấn về chính sách và thực thi công tác bồi dƣỡng, tƣ vấn về các chƣơng trình giảng dạy. Đây là đầu mối liên hệ giữa Xinh-ga-po và các nƣớc trong việc trao đổi kinh nghiệm và phƣơng thức cải cách khu vực công.

Tại Đài Loan, các cơ sở bồi dƣỡng có trách nhiệm tổ chức các khóa bồi dƣỡng ban đầu cho viên chức mới đƣợc tuyển dụng gồm Viện Đào tạo và Phát triển Công vụ ở Đài Loan và Trƣờng Hành chính quốc gia. Học viện Hành chính quốc gia đồng thời thành lập 2 phân hiệu bồi dƣỡng là Trung tâm Phát triển và Đánh giá và Phân khoa Hợp tác và trao đổi học thuật. Học viện tổ chức nhiều chƣơng trình bồi dƣỡng, trong đó nổi bật là các lớp bồi dƣỡng ban đầu, định hƣớng cho viên chức trẻ mới đƣợc tuyển dụng, hầu hết là sinh viên tốt nghiệp đại học có nguyện vọng và tài năng phù hợp để phụng sự trong nền công vụ. Ngoài ra, Học viện còn tổ chức nhiều khóa bồi dƣỡng nhƣ chƣơng trình học tập suốt đời cho viên chức (lifelong learning program); khóa bồi dƣỡng quản trị cho viên chức cao cấp và nhiều chƣơng trình hành chính trung lập cho quan chức chính phủ các đảng phái khác nhau tại Đài Loan, bao gồm cả các lớp dành cho đối tƣợng viên chức hợp đồng hoặc nhân viên làm việc bán thời gian cho Chính phủ.

Đối với Nhật Bản, các cơ sở cung cấp các khóa bồi dƣỡng ban đầu cho viên chức trẻ Nhật Bản bao gồm: Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị; Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản; Cơ quan nhân lực quốc gia (NPA); Một số đơn vị đặc thù (nhƣ: cơ sở đào tạo của tòa án, cảnh sát, thanh tra, thuế vụ…); Trƣờng cao đẳng tự trị địa phƣơng.

Đối với Hoa Kỳ, các cơ sở bồi dƣỡng viên chức mới tuyển dụng rất đa dạng. Đối với viên chức mới tuyển dụng vào các vị trí cấp cao, họ thƣờng đƣợc Chính phủ gửi đến các khóa định hƣớng ngắn hạn tại Viện Điều hành Liên bang hoặc trƣờng Kennedy. Đối với viên chức mới tuyển dụng vào các vị trí khác, Chính phủ gửi họ đến bồi dƣỡng tại trƣờng Kennedy hoặc các trƣờng Đại học. Bản thân mỗi Bộ cũng có các đơn vị bồi dƣỡng riêng hoặc các trƣờng trực thuộc để bồi dƣỡng nguồn nhân lực nội ngành sau khi tuyển dụng. Đại diện cho loại hình cơ sở bồi dƣỡng độc lập dành cho viên chức là Trƣờng Đại học Havard Kennedy. Trƣờng Harvard Kennedy có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ và cung cấp thông tin, cố vấn cho Chính phủ. Một số giảng viên của Trƣờng chính là Công chức cố vấn cao cấp của Chính phủ. Chính vị thế trong mối quan hệ với Chính phủ và nguồn giảng viên độc đáo đã tạo ra lợi thế tuyệt đối cho Trƣờng trong công tác giảng dạy về ra quyết định ở tầm cao và quản trị Chính phủ. Trƣờng Harvard Kennedy có khoảng 30 cơ sở nghiên cứu bao trùm nhiều lĩnh vực từ nhà ở, thông tin đại chúng, chính quyền địa phƣơng, các vấn đề quốc tế, tổ chức phi chính phủ đến các cơ quan nghiên cứu về nhân quyền. Lợi thế nghiên cứu đã hỗ trợ đáng kể cho chất lƣợng và hiệu quả bồi dƣỡng của Trƣờng. Ngoài Trƣờng Havard Kennedy, xét về cơ sở bồi dƣỡng viên chức còn phải kể đến Viện Điều hành Liên bang. Viện thành lập năm 1968, chuyên trách bồi dƣỡng viên chức cao cấp cho Chính phủ. Hình thức bồi dƣỡng chủ yếu là bồi dƣỡng ngắn hạn. Viện bồi dƣỡng cho các viên chức mới tuyển dụng vào các vị trí cao cấp trong Chính phủ. Viện có 4 cơ sở đào tạo chính dành cho viên chức tại Hoa Kỳ đặt tại California, New York, Tennessee và Delaware.

Ở Pháp các cơ sở bồi dƣỡng viên chức gồm: Trƣờng Hành chính quốc gia (ENA); Trƣờng Hành chính khu vực (IRA); các trung tâm đào tạo kinh tế; các trung tâm bồi dƣỡng, giáo dục, các trƣờng bồi dƣỡng viên chức của các bộ và các trung tâm đào tạo tƣ nhân. Viên chức lãnh đạo đƣợc bồi dƣỡng ở Trƣờng Hành chính, trong đó viên chức loại A bồi dƣỡng tại ENA, viên chức loại A’ bồi dƣỡng ở IRA. Đối với các ngành khác nhau có chế độ bồi dƣỡng khác nhau, nhƣ: Bộ Thiết bị có Trƣờng Cầu đƣờng (bồi dƣỡng kỹ sƣ bậc cao); Trƣờng Công chính (bồi dƣỡng kỹ sƣ bậc trung); có hai trƣờng kỹ thuật bồi dƣỡng nhân viên và có 10 trung tâm bồi dƣỡng liên vùng để đào tạo nghề cho nhân viên. Các hình thức bồi dƣỡng viên chức ở Pháp gồm có: bồi dƣỡng ban đầu cho ngƣời mới đƣợc tuyển dụng; bồi dƣỡng thi nâng ngạch; bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

Nhƣ vậy, xét về cơ sở bồi dƣỡng, các quốc gia đƣợc nghiên cứu đều có mạng lƣới cơ sở bồi dƣỡng bố trí từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, từ cơ sở bồi dƣỡng thuộc chính phủ đến các cơ sở bồi dƣỡng thuộc các trƣờng đại học. Tuy nhiên, có thể thấy chƣơng trình bồi dƣỡng, phạm vi và đối tƣợng bồi dƣỡng của các cơ sở bồi dƣỡng không chồng lấn nhau mà bổ sung cho nhau đảm bảo tính đa dạng, phong phú, dân chủ, tạo điều kiện tiếp cận tối đa cho ngƣời học.

1.5.1.4. Đội ngũ giảng viên, học viên

Trƣờng Chính sách công Lý Quang Diệu tuy có trụ sở ở Xinh-ga-po nhƣng có thể cung cấp dịch vụ cho Đài Loan, Ấn Độ, các nƣớc trong khu vực và trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)