Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc vềbồi dƣỡngviên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 29)

1.3.1. Tăng cường nhận thức của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng viên chức

Trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt từ Đại hội VI (1986), Đảng ta rất quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ viên chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời, không ngừng bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách chế độ về tổ chức thực hiện bồi dƣỡng viên chức.

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII chủ trƣơng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên lập trƣờng giai cấp công nhân, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ”. Đại hội IX của Đảng chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”.

Từ chủ trƣơng, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đại hội X của Đảng đặt ra yêu cầu, biện pháp đổi mới công tác cán bộ, làm tốt công tác quy

hoạch và tạo nguồn cán bộ, đánh giá và sử dụng đúng cán bộ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lƣợng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng”.

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh yêu cầu về quy hoạch, tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ, phải chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực, xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lƣợc. “Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển”; “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ƣơng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Để thực hiện những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác tổ chức quản lý và đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sạch, vững mạnh, thực sự là công bộc của dân, là công cụ của nền hành chính hiện đại.

1.3.2. Đảm bảo việc trang bị cập nhật kiến thức cho đội ngũ viên chức thực thi nhiệm vụ nhiệm vụ

Để thực thi nhiệm vụ đòi hỏi viên chức phải trang bị kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Vì thế phải bồi dƣỡng những nội dung đã xác định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP

Điều 16 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức đã quy định nội dung bồi dƣỡng nhƣ sau: (1) Lý luận chính trị; (2) Kiến thức quốc phòng và an ninh; (3) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc; (4) Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; (5) Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

1.3.3. Đảm bảo việc bồi dưỡng viên chức thực hiện đúng nguyên tắc do luật viên chức quy định

Điều 3 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức đã quy định rõ về nguyên tắc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể:

- Đào tạo, bồi dƣỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dƣỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chƣơng trình bồi dƣỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Thực hiện các nguyên tắc này, đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức không những hết sức cần thiết và có vai trò hết sức nặng nề

1.3.4. Để đảm bảo nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức đúng định hướng xây dựng đội ngũ viên chức của Đảng, Nhà nước

Hoạt động bồi dƣỡng viên chức là một hoạt động đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt; đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao chất lƣợng về mọi mặt. Trong những năm qua, hoạt động bồi dƣỡng viên chức đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc bổ sung, cập nhật các kiến thức và kỹ năng cho viên chức. Tuy nhiên cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế trên các mặt nhƣ: Nội dung, chƣơng trình, tài liệu giảng dạy, hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng; Cơ sở vật chất, đội ngũ

giáo viên, nguồn lực tài chính… làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng bồi dƣỡng viên chức, chẳng hạn: Một số chƣơng trình bồi dƣỡng còn nặng về lý luận, dàn trải, ít liên hệ thực tế, thiếu tính kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chƣa tập trung đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác; Phƣơng pháp giảng còn nặng về độc thoại, chƣa coi ngƣời học là trung tâm, ít sử dụng các tình huống cụ thể vào giảng dạy; Tài liệu giảng dạy thiếu cập nhật…

Để nâng cao chất lƣợng của hoạt động này, đảm bảo phát huy hiệu quả trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc thì công tác quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức không những là hết sức cần thiết mà còn cần phải quan tâm nhiều hơn.

1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức

1.4.1. Xây dựng hệ thống văn bản thuộc Ngành và tổ chức triển khai các văn bản pháp luật, chính sách về bồi dưỡng viên chức pháp luật, chính sách về bồi dưỡng viên chức

Để công tác bồi dƣỡng viên chức đƣợc thực thi ở mỗi ngành phải căn cứ vào pháp luật chính sách chung của Nhà nƣớc để xây dựng các văn bản quy định hay hƣớng dẫn cụ thể cho ngành mình, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành. Về nguyên tắc, các văn bản pháp luật thuộc ngành không đƣợc mâu thuẫn với pháp luật chính sách chung của Quốc gia.

Tổ chức triển khai các văn bản pháp luật chính sách về bồi dƣỡng viên chức nói chung và hệ thống văn bản, chính sách do Ngành ban hành là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức.

Nội dung của việc ban hành các văn bản chỉ đạo của Ngành và cụ thể hóa các văn bản pháp luật chính sách của Nhà nƣớc vào Ngành giúp tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý nhà nƣớc đối với bồi dƣỡng đạt hiệu quả hơn, chuẩn mực hơn.

1.4.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng viên chức

Trên cở sở chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động và phát triển của Ngành, tiến hành xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngành, trong đó có chiến lƣợc, kế hoạch bồi dƣỡng viên chức Ngành.

Kế hoạch bồi dƣỡng viên chức của Ngành đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc, phát triển nguồn nhân lực của Ngành trong từng thời kỳ. Bởi vì, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngành xác định trong từng thời kỳ cần bao nhiêu ngƣời, có trình độ ở các cấp độ nào thích ứng để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Xác định mối quan hệ cân đối cung và cầu của kế hoạch và lựa chọn các phƣơng pháp để giải quyết mối quan hệ cân đối cung cầu, trong đó có giải pháp bồi dƣỡng viên chức để đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý hành chính cho các vị trí công việc chuyên môn.

Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch bồi dƣỡng viên chức của Ngành là công việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác bồi dƣỡng viên chức. Kế hoạch bồi dƣỡng viên chức đƣợc xây dựng trên các căn cứ và các yếu tố sau: (1) Nhu cầu của các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngành; (2) Nhu cầu công việc; (3) Nhu cầu của viên chức; (4) Tình hình công việc; (5) Chủ trƣơng chính sách của Ngành và các đơn vị trực thuộc; (6) Hoạt động đánh giá chung: Nguồn nhân lực, công nghệ, máy móc thiết bị, kế hoạch công tác của Ngành và các đơn vị trực thuộc...

Phƣơng pháp xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngành nói chung và kế hoạch bồi dƣỡng viên chức Ngành nói riêng gồm các bƣớc quan trọng: (1) Phân tích thực trạng công tác và đội ngũ viên chức của Ngành; (2) Xây dựng và phát phiếu điều tra cho viên chức với các tiêu chí cần xác định cho hoạch định kế hoạch; (3) Xây dựng các kế hoạch cụ thể về bồi dƣỡng viên chức; (4) Xây dựng hệ thống giải pháp để đảm bảo kế hoạch đƣợc khả thi; (5) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (6) Tổ chức thực thi kế hoạch...

1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng viên chức. Bởi vì tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc có vai trò quyết định đến:

- Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch bồi dƣỡng viên chức.

- Tổ chức thực hiện việc chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch bồi dƣỡng viên chức. - Chƣơng trình, giáo trình, tài liệu để thực hiện bồi dƣỡng viên chức.

- Cơ sở vật chất để thực thi bồi dƣỡng viên chức. - Chất lƣợng bồi dƣỡng viên chức.

- Đảm bảo cho các hoạt động bồi dƣỡng viên chức đúng quy định của pháp luật. Bởi vậy có thể nói đây là yếu tố mang tính then chốt quyết định đến hoạt động và đến hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng viên chức.

1.4.4. Đầu tư nguồn lực để bồi dưỡng viên chức

Để thực hiện việc bồi dƣỡng viên chức, đòi hỏi phải có đầu tƣ một nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác nhất định. Hoạt động quản lý nhà nƣớc là bao hàm các nội dung về đầu tƣ nguồn lực cho hoạt động này bao gồm:

- Nguồn lực đầu tƣ xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Nguồn lực mua sắm trang thiết bị cho hoạt động bồi dƣỡngviên chức - Nguồn lực chi phí thƣờng xuyên

- Nguồn lực để trả lƣơng cho bộ máy bồi dƣỡngviên chức - Nguồn lực chi chế độ hồ sơ học viên (nếu có)

- Nguồn lực chi cho học tập, tham quan thực tế - Nguồn lực cho các hoạt động ngoại khóa

Công tác quản lý nhà nƣớc không chỉ đảm bảo việc bố trí nguồn lực mà còn phải đảm bảo quản lý nguồn lực đó một cách chặt chẽ, hiệu quả.

1.4.5. Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện bồi dưỡng viên chức

Nguồn nhân lực thực hiện việc bồi dƣỡng viên chức có vai trò quyết định đến kết quả bồi dƣỡng cả về lƣợng và chất. Công tác quản lý nhà nƣớc đòi hỏi phải xây dựng đƣợc một đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, cơ cấu chuyên môn, tận tụy tâm huyết với sự nghiệp bồi dƣỡng viên chức.

- Đối với giảng viên về quản lý nhà nƣớc ở các ngạch chuyên viên chính trở lên thì nhất thiết mời giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia về giảng ở cấp chuyên viên thì có thể mời hoặc sử dụng giảng viên thuộc Bộ, Ngành đảm nhận.

- Giảng viên về ngoại ngữ, tin học có thể sử dụng giảng viên mời trong Bộ, Ngành hoặc mời ở các Trung tâm ngoại ngữ, tin học có uy tín về giảng.

- Giảng viên giảng dạy về các môn quản lý Ngành, lĩnh vực thì Bộ nên giao cho lãnh đạo lĩnh vực chuyên môn đó đảm nhận (hoặc phân công ngƣời đảm nhận).

Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc phải biên soạn bài giảng để phục vụ ngƣời học và bài giảng phải đƣợc thẩm định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

1.4.6. Xây dựng giáo trình tài liệu giảng dạy bồi dưỡng viên chức

Để thực hiện bồi dƣỡng viên chức của Ngành đòi hỏi phải có một hệ thống giáo trình, tài liệu chuẩn đƣa vào giảng dạy. Việc xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng viên chức.

Theo quy định hiện hành, tài liệu giáo trình giảng dạy về quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc xác định là tài liệu, giáo trình do Học viện Hành chính Quốc gia biên soạn. Còn các tài liệu về quản lý ngành hay lĩnh vực do Bộ, Ngành biên soạn cho sát với thực tế quản lý của Bộ, Ngành. Tuy nhiên, để đảm bảo các tài liệu, giáo trình do Bộ, Ngành biên soạn đòi hỏi phải đƣợc xem xét, thẩm định một cách chặt chẽ theo một quy trình nhất định trƣớc khi đƣa vào giảng dạy.

Đối với ngành Tài chính, Bộ Tài chính cũng đã đƣa ra giáo trình cho loại hình đào tạo chuyên ngành kế toán đó là giáo trình Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên và Bồi dƣỡng ngạch kế toán viên chính

1.4.7. Phối hợp các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bồi dưỡng viên chức

1.4.7.1. Hợp tác với các cơ sở quản lý và bồi dưỡng viên chức trong nước

Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện bồi dƣỡng viên chức, các cơ sở quản lý và bồi dƣỡng chủ động mở rộng hợp tác với nhau và nhằm trao đổi kinh nghiệm, không ngừng đổi mới hoàn thiện công tác bồi dƣỡng, tập trung vào một số nội dung chính sau:

- Đổi mới nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng viên chức. Triển khai thí điểm xây dựng một số chƣơng trình gắn với chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm theo khung năng lực trong một số lĩnh vực. Xây dựng một số chƣơng trình tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế.

- Tổ chức việc biên soạn tài liệu giảng dạy theo nội dung và phƣơng pháp giảng dạy mới, trƣớc mắt mở rộng phạm vi áp dụng, sau triển khai rộng phƣơng pháp giảng dạy mới, tiên tiến. Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và các trang

thiết bị giảng dạy hiện đại để hỗ trợ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng.

- Tiếp tục duy trì hình thức bồi dƣỡng tập trung ngắn ngày, vừa học vừa làm và từng bƣớc áp dụng hình thức bồi dƣỡng từ xa, trực tuyến.

- Mở rộng bồi dƣỡng viên chức quản lý tài chính theo nhu cầu xã hội, bao gồm: viên chức làm công tác quản lý ở các cơ quan Trung ƣơng, các đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức quản lý tài chính địa phƣơng …

1.4.7.2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bồi dưỡng viên chức

Từng bƣớc mở rộng hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng viên chức ngành Tài chính và cho xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế, quốc tế. Xây dựng các chƣơng trình bồi dƣỡng có yếu tố nƣớc ngoài mang tính chủ động. Từng bƣớc tiếp cận và chuyển giao các chƣơng trình tiên tiến của nƣớc ngoài thành các chƣơng trình phù hợp với điều kiện của ngành Tài chính Việt Nam.

Mở rộng các hình thức hợp tác trong hoạt động bồi dƣỡng theo hƣớng: Ký hiệp định khung từng năm và nhiều năm với các nƣớc và các tổ chức bồi dƣỡng có uy tín trên thế giới. Hƣớng hợp tác quốc tế, ƣu tiên hợp tác với một số nƣớc trong khu vực, mở rộng hợp tác với các nƣớc tiên tiến khác và các tổ chức quốc tế đa phƣơng.

1.4.8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong bồi dưỡng viên chức

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng viên chức thuộc ngành tài chính (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)