Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở mầm non ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 46 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở mầm non ngoà

công lập và bài học kinh nghiệm cho thị xã Tân Uyên

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tốc độ gia tăng dân số cơ học rất nhanh, việc xây dựng trường lớp mầm non công lập không thể đáp ứng nhu cầu gửi trẻ. Từ đó, các cơ sở mầm non ngoài công lập tăng nhanh, thành lập ồ ạt gây ra những thách thức cho công tác quản lý nhà nước.

Năm học 2017-2018, thành phố Hồ Chí Minh có 321722 học sinh mầm non, trong đó số học ở trường công lập là: 161072 em, ngoài công lập là: 160650 em. Tỷ lệ trẻ học trong các trường dân lập – tư thục và nhóm, lớp độc lập chiếm 49%. Điều đáng lưu ý là có 453 nhóm, lớp mầm non tư thục trên địa bàn thành phố chưa được cấp phép (đang nuôi dạy 8456 trẻ).

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất chất và kinh phí hoạt động, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có 2 dạng:

- Thứ nhất, các trường mầm non có thu phí cao có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm, trường đẹp, trang thiết bị hiện đại, các phòng học được tổ chức phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ.

- Thứ hai, các cơ sở mầm non ngoài công lập là mặt bằng thuê mướn, dạng nhà phố, cơ sở vật chất nhỏ hẹp, khó cải tạo, bếp ăn không theo quy trình một chiều, thiếu sân chơi…nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của cơ sở, phòng học có diện tích dưới 50m2 ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Thậm chí, có nhiều nhiều nhóm, lớp độc lập hoạt động khi chưa được cấp phép (thường có qui mô nhỏ từ 5 - 10 cháu) chủ cơ sở không làm hồ sơ đề nghị cấ p phép, một số nhóm lớp không đảm bảo điều kiện quy định. Tuy nhiên, các nhóm lớp này có mức thu học phí rẻ, nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi, đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân, người lao động có mức thu nhập thấp, thời gian giữ trẻ linh hoạt phù hợp với việc bố mẹ làm theo ca, tiện đưa đón (điều mà các cơ sở GDMN công lập không đáp ứng được).

Từ thực trạng như trên thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số giải pháp nhầm quản lý tốt hoạt động của cơ sở mầm non ngoài công lập như:

- Tổ chức phân cấp quản lý rõ ràng, các trường mầm non ngoài công lập do quận, huyện cấp phép thành lập, các nhóm lớp mầm non ngoài công lập do phường, xã cấp phép thành lập. Phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện chỉ quản lý, chỉ đạo về chuyên môn và tham mưu cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở mầm non ngoài công lập. Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các quận huyện tạo điều kiện cho các cơ sở mầm non ngoài công lập được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, tham gia phong trào thi đua, khen thưởng như các trường công lập trong quận (huyện) và phân công ban

giám hiệu của các trường công lập theo dõi, hỗ trợ các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn về chuyên môn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Các quận, huyện đã thành lập tổ kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn với các thành phần như: đại diện của phòng giáo dục và đào tạo, hội liên hiệp phụ nữ, phòng lao động – thương binh và xã hội, phòng y tế, trung tâm y tế dự phòng, hiệu trưởng các trường mầm non công lập, đại diện phường.. để thực hiện công tác kiểm tra tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, phát hiện và xử lý kịp thời đối với các nhóm trẻ không phép, kiên quyết đóng cửa các nhóm, điểm không an toàn cho trẻ. Hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm trẻ có đủ điều kiện hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp phép hoạt động.

- Đào tạo, bồi dưỡng: tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng chăm sóc trẻ cho những người tham gia giữ trẻ; đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ và phẩm chất để không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở tất cả các trường, lớp, cơ sở mầm non. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng ở các

trường, lớp mầm non.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hóa:

+ Chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về giáo dục đào tạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị: mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội LHPN…trong việc giám sát hoạt động giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở ngoài công lập và nhóm trẻ gia đình, phát hiện kịp thời những điểm giữ trẻ không phép để kịp thời phối hợp chấn chỉnh, xử lý những sai phạm.

+ Hệ thống báo đài thành phố thường xuyên phát chương trình, tổ chức tuyên truyền để tác động vào nhận thức của toàn xã hội, cương quyết đấu tranh với những việc làm vi phạm pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sức mạnh của nhân dân cũng như hệ thống chính trị cùng chăm lo cho giáo dục mầm non.

- Có thêm nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút người dân đầu tư cho giáo dục: cho vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp, hỗ trợ vốn vay qua quỹ tín dụng phụ nữ, nguồn ngân hàng chính sách xã hội qua quỹ giải quyết việc làm; làm việc với các Khu chế xuất – Khu công nghiệp để dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non…

- Đánh giá, thi đua, khen thưởng: Trong đánh giá, thi đua khen thưởng không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố đã được khen tặng danh hiệu thi đua. Điều này đã động viên và khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Để quản lý tốt hơn cơ sở mầm non ngoài công lập, các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu điện tử để cơ quan quản lý và phụ huynh học sinh, người dân theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động đối với trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập. Hệ thống phần mềm quản lý mầm non ngoài công lập giúp thông tin một cách công khai, đầy đủ đến người dân về địa chỉ, quy mô trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, sĩ số học sinh, trình độ giáo viên ở tất cả cơ sở mầm non ngoài công lập; đồng thời cho phép người dân có thể tham gia tương tác, phản ánh trực tiếp về chất lượng hoạt động cũng như kiến nghị về công tác quản lý nhà nước đối với loại hình mầm non ngoài công lập.

Tỉnh Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước về phát triển các khu – cụm công nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 32 khu và 27 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động với số lượng công nhân khoảng 1 triệu người.

Năm học 2017 – 2018, toàn tỉnh có 324 trường mầm non, trong đó 225 trường công lập và 99 trường tư thục; có hơn 1.000 nhóm, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. các loại hình giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phát triển theo hướng đa dạng hóa với nhiều quy mô khác nhau. Sự phát triển của các trường, lớp mầm non tư thục đã góp phần mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ và đáp ứng cho nhiều đối tượng có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.

Việc các khu – cụm công nghiệp phát triển nhanh, kéo theo việc hình thành các khu dân cư với tỷ lệ nữ công nhân rất cao. Cùng với đó là sự phát triển nhanh số trẻ em trong độ tuổi mầm non. Vì các trường mầm non công lập thường ưu tiên nhận trẻ là con em của người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, nhận trẻ độ tuổi từ 24 -27 tháng, không nhận trẻ ở độ tuổi từ 6-12 tháng nên đa số các hộ tạm trú là công nhân phải chấp nhận gửi con ở những cơ sở nhận giữ trẻ theo hộ gia đình với mức phí cao, cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc không đảm bảo. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp lại không xây nhà trẻ, mẫu giáo vì không có quỹ đất, không có kinh phí và khó khăn nhất là không có đội ngũ giáo viên mầm non được đào tạo chính quy để đảm nhận việc tổ chức, quản lý nhà trẻ mẫu giáo.

Bên cạnh các cơ sở mầm non ngoài công lập đủ điều kiện và được cấp phép hoạt động đúng theo quy định thì vẫn còn một số lượng lớn các nhóm lớp NCL hoạt động nhưng chưa được cấp phép nguyên nhân do: có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa bảo đảm theo quy định, cụ thể như: Đồ

dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu còn nghèo nàn, đơn giản; diện tích phòng học chưa đủ so với quy định; nhiều nhóm trẻ gia đình sử dụng không gian nhà ở của gia đình để làm phòng học, sử dụng bếp gia đình làm bếp ăn cho trẻ, vừa chật hẹp, vừa chưa bảo đảm quy trình nhà bếp và vệ sinh môi trường bán trú; người trông giữ trẻ không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, thiếu kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ.

Đối với các nhóm, lớp mầm non ngoài công lập đủ điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục thì gặp vấn đề về thủ tục đất đai, bởi hầu như toàn bộ các cơ sở GDMN NCL hiện nay đều không nằm trên phần đất thuộc quy hoạch đất giáo dục. Đây vẫn đang được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cơ sở mầm non NCL không thể thành lập trường được.

Từ những khó khăn, thách thức trên, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một số giải pháp để tháo gỡ như:

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ở khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp thành lập nhà trẻ, trường mầm non dành cho công nhân, vừa bảo đảm chế độ làm việc theo ca, vừa tạo sự an tâm cho người lao động; có các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế để khuyến khích xã hội hóa trong việc đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Thực hiện các mô hình hỗ trợ hình hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập như ngân sách hỗ trợ giáo viên, sữa học đường, thi đua khen thưởng theo hướng không phân biệt trường công, trường tư. Đặc biệt thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cải thiện cơ sở vật chất, cụ thể trong năm 2018, UBND tỉnh đã hỗ trợ 71 nhóm trẻ tư thục ở khu vực có đông công nhân lao động để xây dựng, sửa chữa nhà vệ

sinh, khu vực bếp và đầu tư trang bị thiết bị dạy học (hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh mức 40 triệu đồng/nhóm; hỗ trợ kinh phí đầu tư trang bị thiết bị dạy học mức tối đa gần 42 triệu đồng/nhóm) với điều kiện các nhóm trẻ có cam kết đảm bảo hoạt động liên tục ít nhất 5 năm sau khi được hỗ trợ, nếu hoạt động ít hơn phải bồi hoàn kinh phí được hỗ trợ theo quy định.

- UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan rà soát hiện trạng thực tế để có điều chỉnh phù hợp quy hoạch đất dành cho giáo dục và các quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất giáo dục; xem xét trong trường hợp người dân đầu tư giáo dục trên chính đất của mình thì không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng trường lớp và tạo điều kiện cho các nhóm lớp mầm non ngoài công lập đủ tiêu chuẩn có thể thành lập trường mầm non tư thục dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)