Kinh nghiệm phòng ngừa rủiro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt của một số quốc gia. tiền mặt của một số quốc gia.

Phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả những quốc gia khác.

Tại Malaysia, khi tiến hành cải cách hệ thống thanh toán để đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển TTKDTM cũng như nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong TTKDTM, Chính phủ đã gặp phải một số khó khăn như: cơ sở hạ tầng đường truyền dữ liệu vẫn còn chậm, nếu thay thế sang cáp quang với băng thông rộng thì tốn kém quá nhiều, Trong khi đó, công nghệ viễn thông công cộng cũng hạn chế hiệu quả truy cập internet. Nếu sử dụng các modem chuyên dụng thì chi phí quá cao cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, khung pháp lý không đầy đủ hoặc chưa thể áp dụng cho hệ thống thanh toán hiện hành và cả hệ thống mới cũng gây nhiều trở ngại, chưa có chế tài xử lý cho việc lạm dụng hệ thống này. Đồng thời, chưa có điều khoản quy định bảo vệ người sử dụng trong các giao dịch ATM và POS nếu xảy ra gian lận. Bên cạnh đó, cũng như Việt Nam, thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Malaysia khi thanh toán tiền mặt ngoài việc giúp người dùng ẩn danh, dẫn đến rủi ro rửa tiền, đồng thời cũng giúp người dân giảm được số thuế phải kê khai [28].

Với nhiều thách thức như vậy, điều đầu tiên Malaysia làm là xây dựng khung pháp lý cho Ngân hàng điện tử, đặc biệt trong việc bảo vệ người sử dụng Ngân hàng bán lẻ như ATM, POS. Thứ hai, Malaysia cho ra đời hệ thống thanh toán giá trị lớn RTGS nhằm làm giảm rủi ro liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn, thúc đẩy sự ổn định tài chính. Thứ ba, là sự xuất hiện của mạng truyền thông băng thông rộng toàn quốc và được kết nối toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu về dung lượng truyền tải nhiều hơn và hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện.

Ngay tại Mỹ, cuối năm 2013 đã ghi nhận sốvi phạm tại hệ thống thu ngân của các nhà bán lẻ lớn tăng đột biến trên 40 triệu thẻ ghi có và thẻ tín dụng. Kẻ gian có thể lợi dụng thông tin thẻ đánh cắp để thực hiện các thanh toán ảo, gây thiệt hại cho người sử dụng thẻ. Thiệt hại từ các phương thức TTKDTM này là 6,10 tỷ USD trong năm 2012. Các gian lận này làm lộ ra điểm yếu trong bảo mật thanh toán, xa hơn gây ra sự suy giảm niềm tin của công chúng trong thanh toán. Do đó, các tổ chức và cá nhân đã phát triển “cấu trúc kiểm soát” để đảm bảo an ninh thanh toán và ngăn chặn gian lận. Các cấu trúc này có nhiều dạng khác nhau như thiết lập các quy tắc phân bổ tổn thất do gian lận thanh toán; giám sát hoạt động của các cá nhân, tổ chức tham gia thanh toán; thiết kế các quy trình hoạt động giao thức bảo mật. Ngoài ra, tại Mỹ, người ta triển khai các ưu đãi có tính chất như bảo hiểm cho người tham gia thanh toán, có thể được hoàn tiền cho các gian lận công nghệ cao. Các chi phí này không bắt buộc đối với những người chưa coi trọng bảo mật thanh toán. Để phòng ngừa rủi ro, người ta xây dựng những mô hình đánh giá rủi ro. Chính phủ Mỹ đã đưa ra ba ưu tiên về cải thiện bảo mật thanh toán, phòng ngừa rủi ro: trong ngắn hạn, bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm; trung hạn: bảo vệ thư điện tử và cải thiện ủy quyền trong thanh toán thẻ; dài hạn: xây dựng bộ tiêu chuẩn bảo mật hiệu quả [29].

Vào ngày 09 tháng 03 năm 2018, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua chỉ thị về chống gian lận và làm giả phương tiện TTKDTM. Chỉ thị nhằm mục đích cập nhật các quy tắc hiện hành để đảm bảo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, mạnh mẽ và trung lập về công nghệ. Nó cũng loại bỏ các trở ngại cản trở điều tra và truy tố cũng như dự báo trước các hành động để nâng cao nhận thức cộng đồng về các kỹ thuật gian lận. Chỉ thị quy định các quy tắc tối thiểu để các quốc gia có thể tự do thiết lập và thực hiện nghiêm ngặt hơn. Chỉ thị được Ủy ban đề xuất vào tháng 9 năm 2017 như là một phần trong phản ứng của EU đối với thách thức của an ninh mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)