Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 95 - 97)

Dịch vụ TTKDTM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn để phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong nền kinh tế. Khó khăn đến từ phía xã hội cũng như chính bản thân các ngân hàng đã và đang kìm hãm sự phát triển của kênh thanh toán qua ngân hàng. Để hạn chế rủi ro phát sinh trong TTKDTM đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ từ phía các NHTM mà còn phải có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía các cơ quan nhà nước. Một số kiến nghị cụ thể:

- Tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các tổ chức và cá nhân khi xảy ra rủi ro trong TTKDTM. Hành lang pháp lý trong lĩnh vực TTKDTM còn chưa hoàn thiện, các văn bản pháp quy còn chồng chéo, nội dung đôi chỗ còn gây khó hiểu, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử còn chưa đồng bộ và hoàn thiện. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng và ban hành một cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của dịch vụ TTKDTM. Việc rà soát, bổ sung, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động TTKDTM sẽ giúp Chính phủ quản lý, vận hành, giám sát hoạt động TTKDTM đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác và các tổ chức cảnh sát quốc tế để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo trong quốc gia và trên thế giới, phòng chống các hoạt động gian lận trong TTKDTM.

- Tạo điều kiện để nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật trong ngành Ngân hàng, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao thì rủi ro sẽ được giảm thiểu.

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Trong xu thế hiện nay có rất nhiều ngân hàng được thành lập và tham gia vào thị trường kinh doanh đồng thời ngành ngân hàng đang ngày càng hội nhập hơn với quốc tế, chính vì vậy việc ban hành các quy phạm pháp luật về phòng ngừa rủi ro hoạt động TTKDTM là hết sức cần thiết. Để phát huy tính hiệu quả cao của các hệ thống hoạt động thanh toán, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong TTKDTM, ngoài các đề xuất kiến nghị với Chính phủ, một số các kiến nghị được đưa ra đối với NHTW, cụ thể:

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu và thu hút công nghệ nước ngoài, hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế để tiếp thu phương pháp phòng chống rủi ro, áp dụng vào thực tiễn tại ngân hàng trong nước một cách có chọn lọc và khoa học.

- Tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại giao lưu học hỏi kinh nghiệm phòng chống rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt ở các quốc gia phát triển dịch vụ này như các nước châu Âu, Mỹ, Singapore…để học tập những phương pháp mà nước ngoài đang vận dụng, cũng như đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai có thể xảy đến đối với ngân hàng thương mại và khách hàng.

- Thành lập Ban phòng chống rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt để bảo vệ lợi ích cho cả khách hàng và Ngân hàng thương mại. Ban phòng chống rủi ro không chỉ bảo vệ lợi ích mà còn phát huy vai trò cân bằng hoạt động TTKDTM ở hệ thống liên ngân hàng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 95 - 97)