Mộtsố hạn chế còn tồn tại khi thực hiện công tác kiểm soát rủiro trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 83)

ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Một số khách hàng giao dịch quá thường xuyên nên giao dịch viên BIDV Thừa Thiên Huế thường bỏ qua công đoạn kiểm tra giấy tờ tùy thân và

giấy giới thiệu dẫn đến trường hợp khi các khách hàng này lợi dụng sơ hở đó để giả mạo giấy tờ nhằm trục lợi.

Việc kiểm soát định kỳ đôi khi được thực hiện với cường độ chưa dày, làm tăng khả năng xảy ra rủi ro, hoặc chỉ kiểm soát trên một số khách hàng lớn, giao dịch nhiều, mà bỏ qua những khách hàng nhỏ, trong khi phần lớn các khách hàng tại BIDV Thừa Thiên Huế là cá nhân với mức thu nhập trung bình, khá.

Vẫn còn tình trạng khách hàng khi giao dịch tại ATM bị nuốt thẻ, do những rủi ro kỹ thuật về máy móc của cây ATM chưa được chi nhánh kiểm tra sát sao hàng ngày, đặc biệt là những ngày nghỉ, cuối tuần thường xuyên cây ATM hết tiền gây khó chịu đối với khách hàng. Hoặc trong thanh toán POS, thì rất nhiều giao dịch bị lỗi, tài khoản của KH bị trừ tiền đến 2,3 lần trong khi họ chỉ thực hiện cà thẻ 1 lần. Hoặc khi cà thẻ tại các TTTM nhiều giao dịch không thể thực hiện do máy POS bị hỏng mà chưa được sửa chữa kịp thời bởi BIDV Thừa Thiên Huế.

Công tác bảo mật thông tin khách hàng trong các ứng dụng thanh toán trực tuyến còn chưa được BIDV siết chặt, điển hình là theo thống kê trong năm 2018 có tới hơn 30 khách hàng phản ánh với chi nhánh rằng tiền trong tài khoản bị trừ ngẫu nhiên trong khi không hể thực hiện giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại khá nhỏ, vì vậy mà BIDV Thừa Thiên Huế đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất cho khách hàng.

2.7. Dự báo hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020

Nếu duy trì được xu hướng tỷ lệ rủi ro giảm trong TTKDTM như hiện tại, giai đoạn 2019-2020, tác giả dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm và đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Rủi ro giảm phản ánh công tác phòng ngừa rủi ro đã được thực hiện một cách chặt chẽ, mang lại kết quả tích cực. Giảm rủi ro đồng nghĩa với giảm chi phí bù đắp rủi ro, qua đó tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Một cách gián tiếp, giảm rủi ro cũng giúp tăng niềm tin của khách hàng vào Ngân hàng.

Bảng 2.6. Dự báo hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong TTKDTM tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng trung bình Năm 2019 Năm 2020 Tỷ lệ thẻ NH bị đánh cắp thông tin -23.91 0.08 0.06 Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp trong hoạt

động ATM -16.30 0.13 0.11

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại

kênh quầy giao dịch -1.03 3.19 3.15

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM

qua ứng dụng thanh toán 21.42 9.14 11.10 Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong TTKDTM 0.00 0.50 0.50 Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ -12.10 5.49 4.83

Tóm tắt chương 2

Trên cơ sở khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế, chương 2 của luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại đây qua các nội dung: Tình hình phát triển TTKDTM, các rủi ro thường gặp trong TTKDTM, công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM. Qua phân tích thực trạng, chương 2 cũng chỉ rõ hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế. Những kết luận Chương 2 là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong nội dung tiếp theo ở Chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phương hướng

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo tiếp tục nở rộ trong tương lai gần, BIDV Thừa Thiên Huếđặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt ở mức dưới 40% vào cuối năm 2020. Nhưng mặt khác, mục tiêu này sẽ vấp phải không ít trở ngại nếu các bộ phận, ngành, các ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ,… thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc chung tay góp phần thay đổi thói quen trong chi tiêu, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường bảo mật cũng như tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Vì vậy, chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những phương hướng phát triển chiến lược cho công tác phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt:

Một là, thay đổi thói quen và nhận thức của người dân trong việc cảnh giác và tự bảo vệ thông tin tài khoản của mình khi giao dịch tại các phòng giao dịch và các cây ATM, cũng như trong các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong TTKDTM tại hệ thống ngân hàng BIDV. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ ở BIDV Thừa Thiên Huế mà còn ở tất cả các ngân hàng thương mại khác. Thực tiễn các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển nhanh và mạnh đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi tính đồng bộ về cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới. Trong khi còn đang chật vật đối mặt với các thách thức, rào cản về thói

quen, an toàn, bảo mật, thì việc chưa có đầy đủ và đồng bộ hành lanh pháp lý trong lĩnh vực thanh toán, nhất là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử đã khiến cho hình thức này vẫn chưa thể phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng. Đơn cử, thực trạng thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công thời gian qua cho thấy, Việt Nam vẫn thiếu cơ chế, lộ trình triển khai cụ thể cho từng loại dịch vụ; chưa có chính sách khuyến khích phù hợp; thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ các bộ, ngành liên quan. Thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán KDTM như vậy đã đặt ra các yêu cầu đòi hỏi nhất định về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ thanh toán mới. Những nội dung cần hoàn thiện không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán KDTM mà còn cần tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

Ba là, hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán. Một hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn, an toàn hơn, ít rủi ro hơn thì không chỉ làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các dịch vụ khác phát triển. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.

NHTM BIDV Thừa Thiên Huế thời gian qua cũng đã chủ động trong việc đầu tư, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thanh toán mới, hiện đại, như

xác thực vân tay, sử dụng mã QR Code, mang lại tiện lợi và an toàn hơn trong giao dịch thanh toán điện tử; hoàn chỉnh những quy trình nghiệp vụ thanh toán trong điều kiện mới.

3.2. Một số giải pháp cho công tác phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt toán không dùng tiền mặt

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào thì yếu tố nhân lực cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy, BIDV Thừa Thiên Huế cần tập trung vào đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

BIDV Thừa Thiên Huế cần tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực bằng cách bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ trong phòng ngừa rủi ro như: phân tích tín dụng, thẩm định và quản lý rủi ro trong các giao dịch TTKDTM…Việc nâng cao mặt bằng văn hóa chung cũng cần thiết, đảm bảo 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau Đại học.

Để làm được điều đó, chi nhánh nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Cần có các chế độ khen thưởng, tăng lương, nâng chức phù hợp cho những cán bộ có cố gắng và đạt thành tích tốt trong công tác.

Trình độ tin học

Ngoài năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ thì tin học là một lĩnh vực cần được quan tâm khi mà TTKDTM đang ngày càng phát triển và chủ yếu là các giao dịch điện tử qua hệ thống công nghệ thông tin. Nếu không có kỹ năng tin học thì công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ khó mà thực hiện tốt

được. Hơn nữa thiếu cán bộ giỏi về tin học, BIDV Thừa Thiên Huế sẽ gặp rất nhiều khó khan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với các hình thức TTKDTM như thẻ, thanh toán trực tuyến… cán bộ chi nhánh không những phải hiểu rõ quy trình, nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ mà còn phải nắm vững thao thao tác sử dụng các công cụ hiện đại như hệ thống phần mềm, website, các công cụ bảo mật như chữ ký điện tử trong phòng ngừa rủi ro…

Để làm được điều này, BIDV cần không ngừng gửi nhân viên chi nhánh tham gia các khóa huấn luyện, học hỏi các công nghệ mới. Đối với những nhân viên có chuyên môn về tin học, cần được chi nhánh đề bạt và sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ phát huy tối đa được năng lực làm việc của mình.

Đi kèm với những khả năng trên, điều cần thiết là cán bộ chi nhánh phải luôn được rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, liêm chính để có thể vững vàng xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Công tác giao dịch với khách hàng

Không chỉ BIDV Thừa Thiên Huế mà tất các ngân hàng khác cần chấn chỉnh lại quy trình làm việc với bộ phận Giao dịch khách hàng, các giao dịch viên phải yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu trong các giao dịch liên quan đến việc Ủy nhiệm chi từ tài khoản khách hàng, đặc biệt với những món tiền lớn, BIDV Thừa Thiên Huế cũng nên xem xét việc nghiêm ngặt hơn trong việc yêu cầu chủ tài khoản trực tiếp đến ngân hàng để giao dịch. Tuy rằng việc này có thể khó khăn và bất tiện đối với phía khách hàng, đặc biệt là những khách hàng là doanh nghiệp song để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho chính khách hàng và chi nhánh thì đây là điều cần thiết.

BIDV Thừa Thiên Huế cũng nên đăng ký thông tin của người đại diện các đơn vị đến giao dịch tại Ngân hàng để có thể theo dõi được tần suất giao

dịch cũng như khối lượng giao dịch, nếu có bất thường có thể liên hệ ngay đối với đơn vị ủy quyền giao dịch và kiểm soát được thông tin của người đại diện. Ngay tại các quầy giao dịch, khi khách hàng mở thẻ lần đầu, các giao dịch viên phải yêu cầu khách hàng đổi mật khẩu, khuyến nghị khách hàng không ghi nhớ mật khẩu sẵn trên các thiết bị điện tử, mà hãy thao tác nhập mật khẩu trong từng lần giao dịch để tránh việc khi làm rơi, mất, thất lạc các thiết bị điện tử thì các đối tượng khác có thể dễ dàng đánh cắp thông tin cũng như giao dịch giả nhằm rút tiền của chính chủ thẻ, chủ tài khoản.

3.2.1.2.Nhóm giải pháp cho dự phòng rủi ro

BIDV Thừa Thiên Huế cũng cần trích lập quỹ dự phòng rủi ro không chỉ cho các khoản tín dụng mà còn cho các sản phẩm thẻ thanh toán, các giao dịch TTKDTM khác với một mức dự phòng hợp lý. Khi mà TTKDTM đang ngày càng phát triển với quy mô lớn và trên diện rộng thì rủi ro có thể xảy đến lại càng nhiều và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, BIDV cần có chính sách xây dựng trích lập dự phòng sao cho vừa đảm bảo xử lý rủi ro, vừa tránh gây lãng phí cho nguồn tiền dự phòng.

Phát triển thêm các dịch vụ bảo hiểm cho các sản phẩm thẻ cũng là một cách để bảo hiểm rủi ro, không chỉ bảo hiểm cho phía chi nhánh mà còn là cách để khách hàng yên tâm hơn trong sử dụng thẻ thanh toán khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm rủi ro để chuyển giao rủi ro cho bên trung gian khác.

3.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho công tác phòng ngừa rủi ro đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

3.2.2.1. Giải pháp về đảm bảo an toàn bảo mật các dịch vụ ngân hàng điện tử

Để đảm bảo an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cung cấp dịch vụ ngân hàng, NHNN đã thường xuyên, liên tục rà soát, ban hành mới hoặc sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các

TCTD trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử đảm bảo an toàn bảo mật, cụ thể như: Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet; Thông tư số 31/2015/TT-NHNN ngày 28/12/2015 quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong hoạt động ngân hàng; Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng; Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của Thống đốc NHNN về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ; Quyết định số 630/QĐ-NHNN ngày 31/03/2017 của Thống đốc NHNN ban hành kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

NHNN còn là đầu mối thường xuyên tiếp nhận các cảnh báo về lỗ hổng bảo mật, nguy cơ mất an toàn CNTT từ các đơn vị, đối tác và cảnh báo các đơn vị trong ngành kịp thời phòng tránh, không để xảy ra hiện tượng mất an toàn. Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hàng năm NHNN đều tổ chức kiểm tra để phát hiện, khuyến nghị, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại hạn chế về an ninh, bảo mật tại các TCTD.

Những quy định, kế hoạch của NHNN, cùng các văn bản chỉ đạo đă ban hành và công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian qua đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, điều chỉnh và hướng dẫn cho BIDV Thừa Thiên Huế cùng hệ thống NHTM làm tốt công tác an ninh, an toàn cho các hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 83)