Thực hiện kiểm soát nội bộ định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)

Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, tùy loại hình TTKDTM, Phòng Quản trị rủi ro sẽ kết hợp bộ phận hậu kiểm để đánh giá lại mức độ rủi ro của từng hoạt động, kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp khắc phục nếu cán bộ thực hiện sai quy trình.

Bên cạnh đó, để đo lường mức độ rủi ro, BIDV Huế cũng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của TTKDTM. Từ hệ thống này, Chi nhánh có thể theo dõi được tình hình rủi ro qua các năm, có cái nhìn tổng quát hơn trong công tác phòng ngừa rủi ro.

Dưới đây là một số chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá rủi ro trong TTKDTM tại BIDV Huế:

Tỷ lệ thẻ NH bị đánh cắp thông tin

Tỷ lệ số thẻ NH bị đánh cắp thông tin /Tổng số thẻ NH đang hoạt động

Chỉ tiêu này phán ánh mức độ bảo mật thông tin của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ rủi ro lộ thông tin, dữ liệu về tài khoản của khách hàng càng cao. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá rủi ro hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp trong hoạt động ATM

Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp = Tổng số tiền bị đánh cắp / Tổng số tiền giao dịch rút tại hệ thống ATM

Chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền của KH bị thất thoát trong quá trình sử dụng máy ATM mà bị đánh cắp. Với NHTM sẽ phải trích dự phòng của mình ra để bù đắp tổn thất về tài sản cho khách hàng nếu là lỗi từ hệ thống ATM của ngân hàng, tuy nhiên nếu tỷ lệ này không được khắc phục thì lòng tin của khách hàng đối với các giao dịch trong TTKDTM sẽ càng giảm và rất khó khăn cho NH trong quá trình tiếp cận được khách hàng mới để sử dụng dịch vụ TTKDTM tại NH đó.

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại quầy giao dịch

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại kênh quầy giao dịch = Số giao dịch lỗi / Tổng số giao dịch TTKDTM tại quầy

Số giao dịch lỗi cho thấy những lỗ hổng trong quá trình TTKDTM, có thể là những giao dịch trực tiếp tại phòng giao dịch khách hàng do giao dịch viên nhập sai chỉ dẫn thanh toán, sai số tiền, chuyển tiền sai kênh… hoặc cũng có thể những giao dịch mặc dù đúng hết thông tin chuyển khoản nhưng không thể thực hiện được do lỗi của công nghệ, hệ thống liên ngân hàng bị nghẽn…Những rủi ro này khiến KH giảm ưa thích trong TTKDTM đồng thời cũng giảm sự tin tưởng tại các NTHM.

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại ứng dụng thanh toán

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM từ ứng dụng thanh toán = Số giao dịch lỗi/ Tổng số giao dịch TTKDTM qua ứng dụng thanh toán

Số giao dịch lỗi cho thấy ứng dụng thanh toán vẫn còn nhược điểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp các lỗi này xảy ra do hệ thống liên kết giữa các ngân hàng bị trục trặc. Mặc dù là từ nguyên nhân gì, thì những lỗi này cũng làm giảm sự hài lòng của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong TTKDTM

Tỷ lệ dự phòng rủi ro = Số tiền trích lập dự phòng rủi ro/ Tổng số tiền giao dịch TTKDTM

Tỷ lệ này cho thấy số tiền mà NHTM trích từ lợi nhuận ra để lập dự phòng rủi ro, xử lý tổn thất cho các giao dịch TTKDTM hàng quý, hàng năm. NHTM luôn phải đảm bảo số tiền dự phòng rủi ro đủ theo quy định của Nhà nước, ngoài ra còn phải thích hợp với mức độ rủi ro tại NHTM. Tỷ lệ này không phải cứ càng cao là càng tốt, bởi lẽ nếu không cân đối dự phòng có thể gây lãng phí cho NHTM, mặt khác khách hàng sẽ cho rằng TTKDTM tại NHTM đó rủi ro cao nên mới trích lập dự phòng nhiều gây nên tâm lý e dè trong quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM của NHTM.

Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ

Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ = Số lượng chứng từ thanh toán chưa hợp lệ/ Tổng số chứng từ thanh toán

Tỷ lệ này cho thấy sơ hở trong quá trình tiếp nhận và xử lý chứng từ thanh toán của hệ thống giao dịch khách hàng.Theo quy định, chứng từ chưa hợp lệ, Ngân hàng có quyền từ chối giao dịch. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp cán bộ giao dịch viên kiểm tra chứng từ chưa kĩ, dẫn đến chứng từ thiếu hoặc sai các yếu tố thanh toán, chữ ký chủ tài khoản chưa hoàn toàn trùng khớp...

Các trường hợp này dễ xảy ra khi lượng khách hàng giao dịch quá đông, hoặc giao dịch viên phải chịu áp lực về thời gian thực hiện lệnh chuyển tiền.Vấn đề phát sinh các chứng từ thanh toán chưa hợp lệ ngoài yếu tố khách quan đến từ giao dịch viên, một phần đến từ áp lực từ khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP, trong việc thực hiện các giao dịch không tuân theo quy định từ phía các ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao sẽ kéo theo mức độ xảy ra rủi ro cao, mà những rủi ro này, phía Ngân hàng có thể sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi nguyên nhân xuất phát từ chính phía Ngân hàng.

Dưới đây là số liệu thu thập được theo các chỉ tiêu trên:

Bảng 2.5 Hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ thẻ NH bị đánh cắp thông tin 0,23 0,18 0,15 0,10 Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp trong hoạt

động ATM 0,26 0,25 0,19 0,15

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại

kênh quầy giao dịch 3,52 4,36 4,21 3,22 Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM qua

ứng dụng thanh toán 4,32 6,23 7,11 7,53 Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong TTKDTM 0,50 0,50 0,50 0,50 Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ 9,22 8,12 7,43 6,25

(Nguồn: Báo cáo mức độ rủi ro thanh toán BIDV Thừa Thiên Huế 2015-2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)