Đối với Hội sở chínhNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 97 - 105)

Phát triển Việt Nam

Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Để giúp đỡ chi nhánh ngày một phát triển hơn cả về hoạt động kinh doanh nói chung cũng phòng ngừa rủi ro của các dịch vụ TTKDTM nói riêng, một số kiến nghị được đề ra như sau:

- Hội sở chính cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các cơ quan, ban ngành, bộ, Chính phủ đề ra. Khi có những quy định mới, Hội sở chính cần kịp thời tuyên truyền, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc thực hiện các quy định đó vào hệ thống các chi nhánh và hệ thống TTKDTM.

- Hội sở chính cần xây dựng một nhóm chuyên gia hàng đầu về phòng chống rủi ro vì đây là mối nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Nhóm chuyên gia này có trách nhiệm định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích hoạt động TTKDTM trong và ngoài nước, xu hướng phát triển và những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTKDTM.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các ngân hàng khác xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro, ứng phó nhanh nhất với sự thay đổi của kinh tế vi mô và vĩ mô có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động dịch vụ TTKDTM.

- Hội sở chính cùng Ban giám sát hoạt động kinh doanh thường xuyên đi kiểm tra, giám sát các hệ thống máy ATM, POS, nâng cao hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hỗ trợ cho chi nhánh về mặt công nghệ Ngân hàng. Thêm vào đó, thường xuyên cử nhân viên đi học hỏi. trau dồi thêm kiến thức về công nghệ mới cho ngân hàng. Đầu tư nâng cao hệ thống bảo mật đối với các ứng dụng thanh toán cũng như trong công nghệ phát hành thẻ.

- Tiến hành lắp đặt hệ thống báo hiệu tự động khi có người lạ cài đặt hoặc tháo gỡ các bộ phận của máy ATM

- Hiện nay, các thẻ thanh toán có thể sử dụng khi khách hàng chưa ký tên lên mặt sau của thẻ. Hội sở chính nên điều chỉnh lại chỉ khi nào có chữ ký khách hàng trên mặt sau của thẻ, thẻ mới được chấp nhận thanh toán.

- Thành lập Ban kiểm soát chuyên môn làm công tác phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu được tối đa rủi ro phát sinh trong TTKDTM.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế ở Chương 2, Chương 3 đưa ra phương hướng, các nhóm giải pháp cũng như kiến nghị để công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế được hoàn thiện hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng sau: (1) Hệ thống hóa những khái niệm liên quan đến TTKDTM và rủi ro trong TTKDTM, vai trò cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM; (2) Phân tích đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó nhận thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, hạn chế để có định hướng, giải pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro TTKDTM tại chi nhánh; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở định dự báo hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong TTKDTM tại chi nhánh tới năm 2020, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM. Để thực hiện thành công việc phòng ngừa rủi ro theo những phương hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của bản thân chi nhánh.

Hiện nay, TTKDTM ngày càng trở nên phổ biến và là xu hướng của toàn cầu. Cho nên, công tác phòng ngừa rủi ro trở nên vô cùng cấp thiết. Do đó, nghiên cứu đề tài này là việc làm có ý nghĩa thiết thực về cả mặt lý luận và thực tiễn.Đóng góp của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 129/2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.

2. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP Quy định về Thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Chính phủ (2006), Đề án số 291/2006/QĐ-TTg Phê duyệt về Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

4. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg Về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

5. Chính phủ (2016),Quyết định 2545/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

6. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP Quy định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

7. Nguyễn Thị Giang (2013), “Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội.

8. Lê Thị Tuyết Hoa (2017), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (2015), Báo cáo đánh giá tổng thể về các hệ thống TTKDTM tại Việt Nam hiện nay, đề xuất giải pháp phát triển đến 2020.

11. Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư 31/2015/TT-NHNN Quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

12. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 35/2016-TT-NHNN Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng trên Internet.

13. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 47/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng.

14. Ngân hàng Nhà nước (2017), Chỉ thị 03/CT-NHNN về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ.

15. Ngân hàng Nhà nước (2012017), Quyết định 630/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

16. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015-2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

17. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015-2018), Báo cáo hoạt động thẻ.

18. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015-2018), Báo cáo hoạt động chuyển tiền.

19. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015-2018), Báo cáo mức độ rủi ro thanh toán.

20. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế (2015-2018), Báo cáo hoạt động thanh toán.

21. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Cẩm nang hoạt động thẻ.

22. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Cẩm nang nghiệp vụ e-banking.

23. Quốc hội (2005), Luật số 51/2005/QH11 Về Luật giao dịch điện tử. 24. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), Giáo trình nghiệp vụ thanh toán,

NXB Lao động, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam”, Luận Án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Tiếng Anh

26. Braun M. (2009), “Understanding Risk Management in Emerging Retail Payments”, FRBNY Economic Policy Review, 31 (4), pp. 137-159. 27. Council of the European Union (2018), Proposal for a directive of the European Parliament and of the Council on combating fraud and counterfeiting of non-cash means of payment and replacing Council Framework decision 2001/413/JHA, Brussels.

28. Fernandez C. (1997), “Malaysia’s experience in modernising payment systems to increase efficiency and reduce risk”, 23 (1),pp. 107-112.

29. Sullivan R. J. (2015), “Controlling Security Risk and Fraud in Payment Systems”, Economic Review Third Quarter 2014, 12, pp. 47-75.

Các website: 30. https://bidv.com.vn 31. http://www.thuvientailieu.vn/ 32. http://www.moj.gov.vn/ 33. http://www.gso.gov.vn/ 34. http://www.sbv.gov.vn/ 35. http://www.vnba.org.vn/ 36. http://www.tapchitaichinh.vn/

37. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang.chn 38. http://www.chinhphu.vn/

PHỤ LỤC

Phụ lục P.1. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ rủi ro trong TTKDTM BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung bình Tỷ lệ thẻ NH bị đánh cắp thông tin - -21,74 -16,67 -33,33 -23,91 Tỷ lệ số tiền bị đánh cắp trong hoạt động

ATM - -3,85 -24,00 -21,05 -16,30

Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM tại

kênh quầy giao dịch - 23,86 -3,44 -23,52 -1,03 Tỷ lệ giao dịch lỗi trong TTKDTM qua

ứng dụng thanh toán - 44,21 14,13 5,91 21,42 Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong TTKDTM - 0,00 0,00 0,00 0,00 Tỷ lệ chứng từ thanh toán chưa hợp lệ - -11,93 -8,50 -15,88 -12,10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 97 - 105)