Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

3.2.1.1. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào thì yếu tố nhân lực cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy, BIDV Thừa Thiên Huế cần tập trung vào đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

BIDV Thừa Thiên Huế cần tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực bằng cách bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ trong phòng ngừa rủi ro như: phân tích tín dụng, thẩm định và quản lý rủi ro trong các giao dịch TTKDTM…Việc nâng cao mặt bằng văn hóa chung cũng cần thiết, đảm bảo 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau Đại học.

Để làm được điều đó, chi nhánh nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Cần có các chế độ khen thưởng, tăng lương, nâng chức phù hợp cho những cán bộ có cố gắng và đạt thành tích tốt trong công tác.

Trình độ tin học

Ngoài năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ thì tin học là một lĩnh vực cần được quan tâm khi mà TTKDTM đang ngày càng phát triển và chủ yếu là các giao dịch điện tử qua hệ thống công nghệ thông tin. Nếu không có kỹ năng tin học thì công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ khó mà thực hiện tốt

được. Hơn nữa thiếu cán bộ giỏi về tin học, BIDV Thừa Thiên Huế sẽ gặp rất nhiều khó khan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đặc biệt đối với các hình thức TTKDTM như thẻ, thanh toán trực tuyến… cán bộ chi nhánh không những phải hiểu rõ quy trình, nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ mà còn phải nắm vững thao thao tác sử dụng các công cụ hiện đại như hệ thống phần mềm, website, các công cụ bảo mật như chữ ký điện tử trong phòng ngừa rủi ro…

Để làm được điều này, BIDV cần không ngừng gửi nhân viên chi nhánh tham gia các khóa huấn luyện, học hỏi các công nghệ mới. Đối với những nhân viên có chuyên môn về tin học, cần được chi nhánh đề bạt và sắp xếp vào những vị trí thích hợp để họ phát huy tối đa được năng lực làm việc của mình.

Đi kèm với những khả năng trên, điều cần thiết là cán bộ chi nhánh phải luôn được rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, liêm chính để có thể vững vàng xử lý khi có rủi ro xảy ra.

Công tác giao dịch với khách hàng

Không chỉ BIDV Thừa Thiên Huế mà tất các ngân hàng khác cần chấn chỉnh lại quy trình làm việc với bộ phận Giao dịch khách hàng, các giao dịch viên phải yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu trong các giao dịch liên quan đến việc Ủy nhiệm chi từ tài khoản khách hàng, đặc biệt với những món tiền lớn, BIDV Thừa Thiên Huế cũng nên xem xét việc nghiêm ngặt hơn trong việc yêu cầu chủ tài khoản trực tiếp đến ngân hàng để giao dịch. Tuy rằng việc này có thể khó khăn và bất tiện đối với phía khách hàng, đặc biệt là những khách hàng là doanh nghiệp song để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho chính khách hàng và chi nhánh thì đây là điều cần thiết.

BIDV Thừa Thiên Huế cũng nên đăng ký thông tin của người đại diện các đơn vị đến giao dịch tại Ngân hàng để có thể theo dõi được tần suất giao

dịch cũng như khối lượng giao dịch, nếu có bất thường có thể liên hệ ngay đối với đơn vị ủy quyền giao dịch và kiểm soát được thông tin của người đại diện. Ngay tại các quầy giao dịch, khi khách hàng mở thẻ lần đầu, các giao dịch viên phải yêu cầu khách hàng đổi mật khẩu, khuyến nghị khách hàng không ghi nhớ mật khẩu sẵn trên các thiết bị điện tử, mà hãy thao tác nhập mật khẩu trong từng lần giao dịch để tránh việc khi làm rơi, mất, thất lạc các thiết bị điện tử thì các đối tượng khác có thể dễ dàng đánh cắp thông tin cũng như giao dịch giả nhằm rút tiền của chính chủ thẻ, chủ tài khoản.

3.2.1.2.Nhóm giải pháp cho dự phòng rủi ro

BIDV Thừa Thiên Huế cũng cần trích lập quỹ dự phòng rủi ro không chỉ cho các khoản tín dụng mà còn cho các sản phẩm thẻ thanh toán, các giao dịch TTKDTM khác với một mức dự phòng hợp lý. Khi mà TTKDTM đang ngày càng phát triển với quy mô lớn và trên diện rộng thì rủi ro có thể xảy đến lại càng nhiều và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, BIDV cần có chính sách xây dựng trích lập dự phòng sao cho vừa đảm bảo xử lý rủi ro, vừa tránh gây lãng phí cho nguồn tiền dự phòng.

Phát triển thêm các dịch vụ bảo hiểm cho các sản phẩm thẻ cũng là một cách để bảo hiểm rủi ro, không chỉ bảo hiểm cho phía chi nhánh mà còn là cách để khách hàng yên tâm hơn trong sử dụng thẻ thanh toán khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm rủi ro để chuyển giao rủi ro cho bên trung gian khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)