Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 43 - 80)

Với nhiều tiện ích mang lại, dịch vụ thanh toán điện tử và các hình thức thanh toán phi tiền mặt hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Trước mắt, việc đẩy mạnh các hình thức thanh toán số, nhất là các dịch vụ thanh toán qua internet và thiết bị di động đang góp phần giảm đáng kể sức ép lên hệ thống ATM. Ðây cũng sẽ là xu thế chung của thị trường, qua đó tạo cơ hội cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục nở rộ trong tương lai.

Nước ta cũng đã ban hành thông tư 2545/QĐ- TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020. Rút kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới, thông tư về cơ bản đã vạch ra hướng đi đúng đắn trong phát triển TTKDTM, đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, do đang coi trọng sự tăng cường mở rộng TTKDTM nên việc phòng ngừa rủi ro chỉ đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong hệ thống các giải pháp được nêu. Do đó, để phát triển nền khách hàng sử dụng TTKDTM, cần sự phát triển đồng thời của hệ thống phòng ngừa rủi ro, nhằm tạo niềm tin cho người sử dụng phương thức thanh toán này.

Tóm tắt chương 1

Trong phạm vi chương I, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TTKDTM và rủi ro trong TTKDTM tại các NHTM. Trọng tâm của chương I là làm rõ các khái niệm và vai trò của TTKDTM; những rủi ro phát sinh trong TTKDTM cũng như sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập được kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro trong TTKDTM của một số nước, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam. Nội dung lý thuyết trong chương I là nền tảng quan trọng giúp tác giả phân tích thực trạng phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 trong chương II và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tương lai ở chương III.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2016: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Từ 27/04/2016 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư- và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh

nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư- phát triển của đất nước...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong 190 chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với 5 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Cơ cấu hoạt động, tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế

Với phương châm hoạt động hiệu quả, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức bộ mày quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, để đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trải qua hơn 60 năm phát triển, hiện nay, chi nhánh đã có một đội ngũ nhân viên trình độ cao, năng động, nhiệt tình khoảng 120 nhân sự được phân bổ vào các phòng ban. Trong đó có 8 phòng ban làm việc tại trụ sở chính CN Thừa Thiên Huế, và tại các phòng giao dịch (PGD) bao gồm: PGD Nguyễn Trãi, PGD Bến Ngự, PGD Thành Nội, PGD An Cựu và PGD Sông Bồ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Thừa Thiên Huế

(Nguồn: BIDV Thừa Thiên Huế) Chức năng các phòng ban:

- Giám đốc Chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với BIDV và NHNN.

Phòng giao dịch Thành Nội Phòng giao dịch Sông Bồ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý & Dịch vụ Kho quỹ Phòng Giao dịch Khách hàng BAN GIÁM ĐỐC Khối quản lý khách hàng Khối quản lý rủiro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng khách hàng cá nhân Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế hoạch Tài chính Phòng giao dịch An Cựu Phòng giao dịch Bến Ngự Phòng giao dịch Nguyễ n Trãi

- Các Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.

- Phòng Kế hoạch – Tài chính: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng họp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, hướng dẫn thực hiện chế đội tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mực và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ, đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch có bất động sản riêng; thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, giúp việc cho Giám đốc, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của toàn bộ Chi nhánh.

- Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của Chi nhánh, tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp các bộ phận liên quan đến đánh giá TSĐB, thực hiện báo cáo công tác tín dụng.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo, xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế.

- Phòng Quan hệ khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, dịch vụ,

thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng, theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

- Phòng Quản lý & Dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ, chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ.

- Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; tuân thủ quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: thực hiện công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động, thực hiện công tác hành chính, công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động cho cán bộ nhân viên, tài sản của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.

- Các phòng giao dịch: Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, thu đổi ngoại tế, chi trả kiều hối, các giao dịch điện tử…Cho vay, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh chuyển Hội sở chi nhánh thực hiện.

2.2. Tình hình kinh doanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Tình hình kinh doanh chung về thanh toán không dùng tiền mặt

Tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018, dịch vụ TTKDTM đang được chú trọng đầu tư và phát triển để bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế. Có thể nói nhờ có sự quan tâm, cũng như các chính sách kịp thời, đúng đắn của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà dịch vụ TTKDTM đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế.

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng doanh số 2.979.744 3.087.704 3.238.362 3.410.348 Doanh thu 53.495 87.596 117.920 137.825

Chi phí 32.402 57.491 78.362 85.413

Lợi nhuận 21.093 30.105 39.558 52.412

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Thừa Thiên Huế 2015-2018)

Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM của chi nhánh tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định qua các năm. Năm 2015, doanh thu từ TTKDTM là 53.495 triệu đồng, năm 2016 đạt mức 87.596 triệu đồng tăng ứng với 63,74%, năm 2017 con số này đạt mức 117.920 triệu đồng, tăng 34,62% so với năm 2016 và tới năm 2018 thì doanh thu mà dịch vụ này thu được là 137.825 triệu đồng. Theo đánh giá, doanh số tăng dần và tăng mạnh vào cuối năm, cụ thể: doanh số TTKDTM của chi nhánh năm 2015 là

137.093,80 triệu đồng vào dịp cuối năm, năm 2016 tăng tương ứng 38.534 triệu đồng đạt mức 175.627,80 triệu đồng, năm 2017 là 213.337,80 triệu đồng, tăng 20,08%, vì vào thời điểm này, hoạt động thanh toán diễn ra rất khẩn trương, khối lượng hàng hóa trên thị trường tăng mạnh để phục vụ dịp Tết. Thêm vào đó, sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn của các dịch vụ TTKDTM đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngày một nhiều của khách hàng vào thời điểm bận rộn cuối năm. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp thanh toán công nợ kéo theo sự tăng trưởng doanh thu của dịch vụ TTKDTM.

Doanh thu tăng kéo theo chi phí từ hoạt động TTKDTM cũng tăng qua các năm.Nguồn chi phí này đến từ các hoạt động xúc tiến, quảng bá các dịch vụ ngân hàng,chi phí bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán, các chi phí tra soát, hủy lệnh…Tuy nhiên nguồn chi phí này thấp hơn rất nhiều so với doanh thu nên lợi nhuận từ hoạt động TTKDTM của chi nhánh qua 4 năm đạt ở mức tương đối cao. Năm 2015, lợi nhuận từ các dịch vụ TTKDTM là 21.093 triệu đồng, năm 2016 tăng 42,73% so với năm 2015 ứng với 9.012 triệu đồng, đạt mức 30.105 triệu đồng. Tới hết ngày 31/12/2017, lợi nhuận thuần từ các dịch vụ TTKDTM là 39.558 triệu đồng, tăng 31,40% so với năm 2016. Lợi nhuận tới cuối năm 2018 theo thống kê sơ bộ đạt được 52.412 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 12.854 triệu đồng, tương ứng khoảng 32,49%. Để có được kết quả này, chi nhánh đã luôn đổi mới phong cách phục vụ, triển khai nhiều dịch vụ mới cũng như hoạt động thanh toán liên ngân hàng làm giảm thời gian thanh toán một cách đáng kể, các dịch vụ thanh toán của ngân hàng hoạt động ổn định, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả khơi dậy được lòng tin từ phía khách hàng, thu hút được một lượng khách hàng mới, luôn ưu tiên giảm thiểu các chi phí để thúc đẩy sự phát triển của TTKDTM.

Hiện nay, tại BIDV Thừa Thiên Huế áp dụng các hình thức TTKDTM nội địa sau: séc, UNT, UNC, thẻ Ngân hàng, Ngân hàng điện tử… Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng, mức độ sử dụng của các hình thức này khác nhau tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng.

Qua bảng 2.2 có thể thấy thanh toán bằng UNC là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các hình thức TTKDTM nội địa mà ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán thay mặt khách hàng. Các dịch vụ thanh toán còn lại, tuy số lượng và quy mô thấp hơn nhưng vẫn ổn định và có sự biến động nhẹ giữa các năm. Tuy nhiên qua 4 năm, ta thấy tỷ trọng từng loại hình không có sự biến đổi đột biến. Nguyên nhân doanh số thanh toán bằng UNC chiếm phần lớn trong tổng số các phương tiện thanh toán nội địa là do UNC được hầu hết các TCKT lựa chọn nhờ vào đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thừa thiên huế (Trang 43 - 80)