2.1. Khái quát về tình hình bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đắk Lắk địa bàn huyện Cƣ M’gar, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk
Về đặc điểm tự nhiên
Địa giới hành chính huyện:
Phía đông giáp huyện Krông Búk và thị xã Buôn Hồ.
Phía tây giáp huyện Buôn Đôn, tây bắc giáp huyện Ea Súp.
Phía nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, đông nam giáp huyện Krông Pắc.
Phía bắc giáp huyện Ea H'leo.
Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Đến nay, dân số toàn huyện trên 162.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn.
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Cƣ M’gar năm 2019 STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 47.329,12 1 Đất nông nghiệp 74,560.14 88,62
2 Đất Phi nông nghiệp 7,820.73 11,36
3 Đất chưa sử dụng 69,26 0.02
4 Đất ở đô thị 5,056.00 6,13
(Nguồn: UBND huyện Cư M’gar)
Địa hình huyện Cư M’gar khá đa dạng, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, có nhiều thác nước hùng vỹ và hoan sơ là lợi thế lớn cho phát triển các loại hình du lịch như khám phá thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, …
Là huyện có địa hình khá bằng phẳng và có diện tích đất đỏ bazan lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu …
Huyện Cư M’gar là một trong những huyện phát triển của tỉnh Đăk Lăk, có địa hình bằng phẳng và diện tích đất đỏ Bazan lớn luận lợi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Những năm vừa qua với xu thế hội nhập và tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, huyện CưM’gar là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án: khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ chất lượng cao…. đang đầu tư nhiều vào địa phương. Đây cũng là thuận lợi nhưng cũng là thách thức với Đảng ủy, HĐND, UBND huyện CưM’gar trong việc quản lý chỉ đạo các cơ quan ban ngành trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng tạo ra quỹ đất phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương.
Về kinh tế
Theo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Cư M’gar trong những năm gần đây đạt 14,75% năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk (10,53% năm); thu nhập bình quân đầu người đạt 58,9 triệu đồng/người/năm;
Kinh tế của huyện tăng trưởng luôn ở mức khá cao là điều kiện thuận lợi để huyện Cư M’gar đẩy mạnh đầu tư xây dựmg kết cấu hạ tầng.
Về xã hội
Theo niên giám thống kê năm 2019 của huyện Cư M’gar, dân số toàn huyện là 162.000 người. Cư M’gar là một trong những huyện của tỉnh Đắk Lắk có nguồn nhân lực khá dồi dào, trình độ dân trí cao, số người trong độ tuổi lao động là 49.024 người chiếm 59,03% dân số toàn huyện. Phần lớn số người trong độ tuổi lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ với 25.389 người chiếm 51,79%, còn lại là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 23.635 người chiếm 48,21%.
Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước đã được nâng lên, xã hội hóa giáo dục đào tạo được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất trường lớp được tập trung đầu tư, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Đến nay, toàn huyện có 100% điểm trường chính đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Đội ngũ giáo viên các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn ở mức cao. Kết quả hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt trên 98%, tốt nghiệp trung học phổ thông cao hơn bình quân chung của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Cư M’gar còn có một trường trung cấp nghề, đây là điều
kiện để huyện nâng cao tỷ lệ lao động qua đạo tạo phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế chung của huyện.
Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của huyện Cư M’gar
- Về thuận lợi
Nhìn chung, ý thức tự giác của người dân địa phương khá cao trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như đường giao thông, công trình thủy lợi …), xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (như trường học, bệnh viện, công viên, chợ …). Nhiều trường hợp người bị thu hồi đất chịu thiệt thòi ít nhiều trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn hài lòng, thậm chí là tự nguyện hiến đất làm đường vì mong muốn được đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương.
- Khó khăn
Tăng trưởng kinh tế cao, đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện ngày càng lớn, từ đó cũng tạo ra nhiều áp lực cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương.
Cơ sở dữ liệu về đất đai của huyện chưa hoàn chỉnh, công tác cập nhật chỉnh lý biến động không kịp thời, dẫn đến việc xác định nguồn gốc sử dụng đất khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mất rất nhiều thời gian, gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc sử dụng đất phức tạp trong khi lại thiếu các thông tin xác định chuẩn xác. Mặt khác, phần lớn nhà ở nông thôn thường được xây dựng không phép trên đất nông nghiệp nhưng không bị chính quyền xử lý hoặc cho phép tồn tại, cũng không có hồ sơ lưu trữ, nên khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp không ít khó khăn, mất nhiều thời gian để thẩm tra xác minh.
Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng cho người dân chưa được sâu rộng dẫn đến thông tin, hiểu biết của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn hạn chế, cộng với việc xác định giá đất bồi thường chưa khoa học, thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến tình trạng một bộ phận nhân dân bị thu hồi đất không chấp hành bàn giao đất, nhiều trường hợp dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
2.1.2. Tình hình bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 cho đến nay
2.1.2.1. Về tình hình chung
Trong giai đoạn từ 2015 - 2019, để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và quá trình đô thị hóa ở địa phương, trên địa bàn huyện Cư M’gar đã thực hiện 25 công trình, dự án với 33 phương án Bồi thường và giải phóng mặt bằng với tổng diện đất phải thu hồi là 41,828 ha. Trong đó:
Thu hồi đất trồng lúa là: 1,232 ha;
Thu hồi đất trồng cây hàng năm: 0,185 ha; Thu hồi đất trồng cây lâu năm: 40,411 ha;
Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 33 phương án nêu trên là 95.371,265 triệu đồng.
Có 1.323 hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất, trong đó có 08 hộ gia đình được bồi thường bằng đất với diện tích 2,963 ha.
Quá trình thực hiện Bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cư M’gar nhìn chung thuận lợi và được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ có một số trường hợp khiếu nại nhưng đã được giải quyết và các công trình, dự án đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công theo đúng tiến độ.
Nhìn chung, công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng trong thời gian qua trên địa bàn huyện Cư M’gar đã cơ bản đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và triển khai các dự án đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng gần như đã được sự hưởng ứng của cả hệ thống chính trị. Trung tâm phát triển quỹ đất huyện cùng các ban ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn đã có những tham mưu cho UBND huyện Cư M’gar tổ chức thực hiện và triển khai khá tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện. Các chính sách Bồi thường và giải phóng mặt bằng của Nhà nước được huyện Cư M’gar tổ chức thực hiện khá chặt chẽ, đúng pháp luật và theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất.
Bảng 2.2: Tổng hợp Bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng giai đoạn 2015 – 2019 TT Năm thực hiện Tổn g số dự án triển khai Số hộ bị thu hồi đất Tổng diện tích thu hồi (ha) Trong đó Tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ (triệu đồng) Đất ở Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp Đất khác 1 2015 7 55 0,332 - 0,332 - - 899,325 2 2016 10 108 1,684 - 1,684 - - 3.952,738 3 2017 5 525 24,825 - 24,825 - - 20.447,357 4 2018 8 198 13,123 - 13,123 - - 47.955,92 5 2019 3 280 2,864 - 2,864 - - 22.116,739 Tổng cộng 33 1.323 41.828 41.828 95.371,265
Tuy nhiên, công tác bồi thường và GPMB trên địa bàn huyện thời gian qua còn gặp nhiều những khó khăn, bất cập; trong đó, khó khăn, bất cập lớn nhất là:
Các chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất liên tục thay đổi, không nhất quán và đồng bộ nên dẫn đến người dân khiếu nại kéo dài.
Đa số nhà ở nông thôn đều xây dựng không phép trên đất nông nghiệp chưa được xử lý hoặc cho phép tồn tại nhưng không có hồ sơ lưu trữ nên khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nhất là việc xác minh mốc thời gian xây dựng, dẫn đến thời gian xác minh kéo dài, mức độ chính xác không cao. Một số trường hợp không được bồi thường, hỗ trợ người dân phản ứng gay gắt, nhưng rất khó thực hiện cưỡng chế do người dân không còn nơi ở khác …
Những khó khăn, bất cập trên đã làm cho công tác thực hiện Bồi thường và giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn huyện Cư M’gar chậm trễ, kéo dài làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.1.2.2. Thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng của một số dự án điển hình trên địa bàn huyện Cư M’gar
Trong luận văn này tác giả chọn 03 dự án điển hình cho tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar. Đây cũng là những dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện và có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Cụ thể đó là:
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh tây thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (đoạn qua huyện Cư M’gar);
Dự án TBA 110 kV Ea Súp và đấu nối, đoạn đi qua địa bàn huyện Cư M’gar;
Dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar.
Dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar:
Dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, được UBND huyện Cư M’gar,tỉnh Đắk Lắk quyết định đầu tư vào năm 2016 theo Công văn số 3100/UBND-TCKH ngày 25/10/2016 về việc thực hiện đồ án Quy hoạch Tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện CưM,gar. Địa điểm triển khai thực hiện dự án tại tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk ấp với quy mô diện tích cần phải thu hồi đất là 128.599 m2
. Hội đồng bồi thường của huyện xác định đủ điều kiện bồi thường; bao gồm:
Thu hồi đất nông nghiệp: 128.599 m2
Phương án Bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar được UBND huyện Cư M’gar phê duyệt tại Quyết định số 957/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 2018 với tổng số tiền bồi thường là 34.945.080.465 đồng, trong đó:
Tiền bồi thường về đất là 5.594.065.200 đồng
Tiền bồi thường về cây trồng là: 10.505.056.816 đồng Tiền bồi thường tài sản vật kiến trúc là: 6.849.428.049 đồng Tiền chính sách hỗ trợ là 11.994.530.400 đồng.
Phạm vi dự án có 120 hộ dân bị thiệt hại về đất và tài sản trên đất.
Sau khi phương án bồi thường được UBND huyện Cư M’gar phê duyêt và tổ chức chi trả bồi thường thì có 24 đơn khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi thường, xác định lại thiệt hại về tài sản trên đất, tuy nhiên những kiến nghị
của những hộ dân này không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh. Tuy nhiên sau một thời gian tuyên truyền, vận động, thuyết phục thì những hộ dân này đã đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng để thi công dự án.
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình Bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng Dự án Hạ tầng kỹ thuât khu dân cƣ TDP 8, TT Quảng Phú, huyện Cƣ M’gar Tên dự án Diện tích thu hồi đất (m2) Số hộ dân /TC bị ảnh hƣởng (hộ) Tiền bồi thƣờng về đất (tr.đồng) Tiền bồi thƣờng về cây trồng (tr.đồng) Tiền bồi thƣờng về tài sản vật kiến trúc (tr.đồng) Tiền hỗ trợ (tr.đồng) Số hộ bố trí tái định cƣ (hộ) Hạ tầng kỹ thuât khu dân cư tổ dân phố 8, TT Quảng Phú, huyện Cư M’gar
128.559 120 5.949 10.505 6.849 11.994 12
(Nguồn: UBND huyện Cư M’gar)
Bảng 2.4: Tình hình phê duyệt phƣơng án Dự án Hạ Hạ tầng kỹ thuât khu dân cƣ tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cƣ M’gar Số lần phê duyệt PA Số quyết định Ngày tháng năm phê duyệt Cấp thẩm quyền phê duyệt Tổng kinh phí bồi thƣờng (triệu đồng) 1 Quyết định số 957/QĐ-UBND 18/12/201 8 UBND huyện Cư M’gar 34.943 Tổng cộng 34.943
(Nguồn: UBND huyện Cư M’gar)
Dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh tây thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (đoạn qua huyện Cƣ M’gar):
Dự án Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh tây thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (đoạn qua huyện Cư M’gar) được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu tư theo Công văn số 4776/QĐ-UBND ngày 20/06/2016, về việc giải phóng mặt bằng các dự án đường Hồ Chí Minh do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 156.473 m2 bao gồm:
Đất nông nghiệp 156.473 m2 .
Phương án Bồi thường và giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh tây thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (đoạn qua huyện Cư M’gar) phê duyệt tại Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 27/4/2017 với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 11.174.873.076 đồng, bao gồm:
Bồi thường về đất là 1.467.491.400 đồng;
Bồi thường về cây cối, hoa màu là: 4.649.884.936 đồng;
Bồi thường về tài sản vật kiến trúc là: 1.367.806.580 triệu đồng; Chính sách hỗ trợ: 3.217.190.160 triệu đồng.