Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 79)

Một là: Thiếu cơ sở dữ liệu về đất đai và không có bản đồ địa chính huyện. Công tác cập nhật chỉnh lý biết động đất đai thiếu kịp thời, từ đó dẫn tới công tác xác định điều kiện bồi thường về đất và tài sản trên đất mất nhiều thời gian và thiếu chính xác.

Hai là: Việc đo đạc xác định diện tích sử dụng thực tế thường sai lệch với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó thời gian xác minh xử lý kéo dài và thường gặp phải sự phản ứng gay gắt của người dân.

Ba là: Đơn giá bồi thường đất do cấp trên phê duyệt chậm và chưa sát với giá thị trường nên việc bồi thường cho người dân nhiều trường hợp còn chưa thỏa đáng và cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Bốn là: Các chính sách bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thường xuyên thay đổi, thiếu nhất quán và đồng bộ nên không tạo được sự đồng thuận của người dân.

Năm là: Đa số nhà ở nông thôn đều xây dựng không phép trên đất nông nghiệp chưa được xử lý hoặc cho phép tồn tại nhưng không có hồ sơ lưu trữ nên khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác minh mốc thời gian xây dựng, làm cho thời gian xác minh kéo dài, mức độ chính xác không cao. Một số trường hợp không được bồi thường, hỗ trợ, người dân phản ứng gay gắt, nhưng khó thực hiện cưỡng chế do người dân không còn nơi ở khác.

Sáu là: Nhiều trường hợp sau khi Nhà nước công bố quy hoạch nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà cửa, trồng cây cối hoa màu … để “đòi” Nhà nước bồi thường. Từ đó dẫn đến việc rất khó xác định tính hợp pháp tài sản của chủ hộ để bồi thường đúng quy định.

Bảy là: Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, ở một số dự án còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, nhiều khi còn mang tính hình thức, tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất.

Tám là: Ủy ban nhân dân một số xã, thị trấn chưa thực sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, ngại va chạm với dân và nhiều khi chưa hiểu một cách thấu đáo chế độ chính sách về giải phóng mặt bằng của Nhà nước, dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.

Chín là: Công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan ở cấp huyện; giữa cấp huyện với sở ngành cấp tỉnh. Dẫn đến một số trường họp sai sót trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chậm được phát hiện, làm ảnh hướng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn huyện. Nhân lực thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, trên cơ sở khung lý thuyết của Chương 1 và từ thực tế của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu đã:

- Khái quát về đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk và tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của huyện Cư M’gar;

- Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;

- Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Qua phân tích, đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cũng còn không ít những hạn chế bất cập và đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hoàn hiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk ở Chương 3 tiếp theo.

Chƣơng 3:

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CƢ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)