địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Công tác xây dựng chương trình kế hoạch về bồi thường và giải phóng mặt bằng
UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện xây dựng kế hoạch bồi thường và giải phóng mặt bằng cho từng dự án, công trình cụ thể sao cho đúng trình tự quy định của pháp luật.
Cơ quan thẩm định phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng (phòng Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tổ chức mời các phòng, ban liên quan thực hiện công tác thẩm định phương án bồi thường và GPMB, tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
UBND xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức công tác bồi thường và GPMB theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
2.2.2.2. Về tổ chức việc bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Công tác Bồi thường và giải phóng mặt bằng là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tham gia trong việc tổ chức thực hiện phương án bồi thường. Nhìn chung các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện CưM,gar thời gian qua về cơ bản đã được thực hiện đúng pháp luật và theo một quy trình chặt chẽ từ giai đoạn xây dựng hiện kế kế hoạch thu hồi đất, tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư và bàn giao quỹ đất đã thu hồi cho nhà đầu tư.
Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai, đặc biệt là các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được UBND huyện Cư M’gar chỉ đạo thực hiện một cách tích cực. Qua đó, người dân nắm được thông tin và có những hiểu biết cơ bản về công tác thu hồi đất, cũng như các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong quá trình triển khai các dự án trên địa bàn huyện. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người gây mất an ninh trật tự. Nhiều dự án người dân tự nguyện cho thu hồi đất trước thời hạn như: tiểu dự án cải tạo lưới điện trung áp tỉnh Đắk Lắk thuộc dự án phân phối hiệu quả (DEP) vay vốn WB huyện Cư M’gar; dự án mở rộng nâng cấp đường giao thông tỉnh lộ 8 đoạn km8 +00 -:- km13+393,4 hạng mục cửa xả số 4; Dự án thi công xây lắp đường dây và TBA khu vực huyện Cư M’gar thuộc tiểu dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện tỉnh Đắk Lắk (KFW2) …
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Cư M’gar cũng còn một số các hạn chế đó là:
Thứ nhất, một số phương án bồi thường được thực hiện chưa chặt chẽ, chưa đảm thực hiện đúng các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cũng chưa đảm bảo trình tự thủ tục, gây nhiều khó khăn trong công tác thực hiện chi trả bồi thường và thu hồi đất, điển hình như Phương án bồi thường công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar ; cụ thể:
Phương án bồi thường Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar được UBND huyện Cư M’gar phê duyệt lần đầu vào 2018 theo quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2018 và đã ba lần phê duyệt phương án bổ sung nhưng vẫn chưa thực hiện giải phóng
xong mặt bằng. Hiện nay, dự án còn 3 hộ dân chưa đồng ý giao mặt bằng nhưng UBND huyện Cư M’gar không thể thực hiện được việc cưỡng chế thu hồi đất bàn giao đất cho nhà đầu tư, do những có những sai sót sau:
Sai sót lớn nhất của phương án này là hiện tất cả các hộ dân có đất trong phạm vi Dự án chưa được UBND huyện Cư M’gar ban hành quyết định thu hồi đất, làm cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thu hồi đất;
Phương án bồi thường không được niêm yết, công khai lấy ý kiến người dân theo đúng quy định.
Do vậy, kết quả phát phiếu lấy ý kiến của 50 hộ dân thuộc phạm vi giải tỏa của Dự án, thì gần như 100% số hộ cho rằng phương án bồi thường không được niêm yết theo quy định. Điều này cho thấy các cấp chính quyền thiếu sự quan tâm đến quy trình và trình tự thủ tục lập phương án bồi thường. Đây cũng là một trong những nội dung dễ bị khởi kiện hành chính trong tổ chức thực hiện bồi thường hỗtrợ tái định cư hiện nay.
Thứ hai, một số cơ quan tham gia công thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình.
Trước hết là đơn vị thực hiện công tác đo đạc, kiểm kê xác định thiệt hại chưa chính xác, dẫn tới sau khi phương án được phê duyệt không ít trường hợp khiếu nại yêu cầu xác định lại thiệt hại và phải phê duyệt phương án bổ sung, như: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar (3 lần phê duyệt phương án bổ sung).
Tiếp theo là các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã chưa chú trọng đến công tác phản biện xã hội đối với công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua các biên bản họp Hội đồng bồi thường cho thấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cư M’gar chỉ đóng góp được 04 ý kiến cho hai phương án bồi thường của 02 dự án.
2.2.2.3. Xác định điều kiện bồi thường về đất, tài sản trên đất và giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Cư M’gar
Việc xác định điều kiện được bồi thường và không được bồi thường hỗ trợ về đất và tài sản trên đất là một công việc hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc áp giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Thời gian qua, huyện Cư M’gar đã thực hiện khá tốt việc xác định điều kiện bồi thường, không được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Phần lớn công tác xét duyệt điều kiện bồi thường được thực hiện chặt chẽ, nên đã hạn chế được phát sinh khiếu kiện sau khi phương án bồi thường được phê duyệt.
Trong giai đoạn 2015- 2019, UBND huyện Cư M’gar đã phê duyệt 33 phương án bồi thường, cho đến nay đa số không có khiếu nại về việc xác định điều kiện bồi thường về đất và tài sản trên đất, chỉ có 03 phương án có hộ dân khiếu nại điều kiện bồi thường về đất và tài sản trên đất.
Thực tế trên cho thấy, mặc dù trong điều kiện cơ sở dữ liệu về đất đai của huyện chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhưng công tác xét duyệt các điều kiện bồi thường về đất và tài sản trên đất được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất.
Một số hạn chế, bất cập của công tác này là:
Thứ nhất, xác định điều kiện bồi thường về đất một số dự án đôi khi vẫn chưa chính xác và còn sai sót; điển hình như Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, đã dẫn đến tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài trong thời gian qua.
Thứ hai, vi phạm nguyên tắc bồi thường về tài sản. Một điểm hạn chế trong xác định điều kiện bồi thường của các phương án là thừa nhận bồi thường đối với những căn nhà trên đất được xác định không đủ điều kiện bồi thường. Về nguyên tắc, tài sản hình thành trên đất không đủ điều kiện bồi
thường thì không được bồi thường, mà tùy từng trường hợp cụ thể UBND cấp tỉnh chỉ xem xét hỗ trợ; đồng thời nguyên tắc dân chủ trong quá trình lập và thẩm định phương án bồi thường chưa được quan tâm đúng mức, một số phương án không tiến hành công khai trực tiếp đến từng hộ dân.
Thứ ba, công tác điều tra, khảo sát đo đạc thống kê thiệt hại của người dân được đơn vị lập phương án thực hiện đôi khi chưa chính xác, còn thiếu diện tích và tài sản trên đất; việc thẩm định phương án thiếu chặt chẽ; trình tự thủ tục lập, phê duyệt phương án chưa đảm bảo theo quy định.
Thứ tư, việc xác định vị trí, loại đất để áp giá bồi thường chưa chính xác, giá đất bồi thường thường thấp hơn nhiều so với thị trường.
Thứ năm, việc áp giá bồi thường về cây trồng, đặc biệt với cây lâu năm chưa phù họp với quy định, giá bồi thường thấp hơn nhiều so với thị trường tại địa phương. Nguyên nhân, do Hội đồng bồi thường không khảo sát giá cây trồng ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất, mà sử dụng bảng giá cây trồng được UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành từ năm 2017 theo quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 24//2017. Hậu quả là trong 33 phương án được phê duyệt từ năm 2015-2019 có đến 29 trường họp khiếu nại yêu cầu nâng giá cây trồng.
Về xác định vị trí, quy mô khu tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương: Hiện nay huyện Cư M’gar chưa có quy hoạch và đầu tư xây dựng khu tái định cư tập trung, các dự án tái định cư được lập theo từng dự án dầu tư (nếu có).
2.2.2.4. Lập và thực hiện các dự án tái định cư
Nhìn chung các khu tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar thời gian qua cơ bản đã được địa phương lập đúng theo quy định, cụ thể:
Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. Các nền tái định cư có diện tích từ 80 - 150 m2;
Các phương án bố trí tái định cư sau khi được phê duyệt được công khai theo quy định;
Quá trình bố trí tái định cư huyện Cư M’gar đã ưu tiên bố trí vị trí thuận lợi cho các trường hợp sớm di dời giao trả mặt bằng.
Một số hạn chế, tồn tại của công tác này là:
Một số dự án, không tiến hành khảo sát lập khu tái định cư theo quy định làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư như: dự án Trung Tâm nhiệt điện Cư M’gar, dự án đường Đông Hồ nối dài;
Chất lượng khu tái định cư chưa đảm bảo theo quy định, thiếu các điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi được bố trí vào khu tái định cư (giao thông nội khu, điện, nước người dân phải tự lo, thiếu nhà trẻ - mẫu giáo, chợ ...).
2.2.2.5. Về kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Cư M’gar
- Về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát:
Thực hiện kiểm tra, giám sát việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm thường xuyên. Trong quá trình quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát là công việc quan trọng nhằm đảm bảo các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất là đối với vấn đề nhạy cảm như bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo quan điểm chỉ đạo của huyện Cư M’gar, có thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất mới kịp thời phát hiện những sai phạm, khiếm khuyết trong quá trình ban hành các chính sách, cơ chế bồi thường, hỗ trợ, cũng như kịp thời phát hiện những nảy sinh trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, từ đó tìm ra những nguyên của tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thực tế thời gian qua trên địa bàn huyện Cư M’gar, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan thanh tra Nhà nước huyện thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện một số sai sót và đã kịp thời xử lý, chấn chỉnh, qua đó góp phần ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này. Qua công tác này, huyện cũng đã có những kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương đặc biệt là đối với quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Ngoài những điểm tích cực, công tác kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế; đó là:
Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo, song công tác kiểm tra, giám sát trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện tiến hành vẫn chưa được thường xuyên; công tác kiểm tra, giám sát chủ yếu được thực hiện khi có vụ việc xảy ra.
Về giám sát, các cơ quan như Hội đồng Nhân dân huyện Cư M’gar, UBMT Tổ quốc Việt Nam huyện Cư M’gar chưa có cuộc giám chuyên đề nào về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar. Các cuộc giám sát trong thời gian qua của các cơ quan có thẩm quyền đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường chủ yếu tập trung vào công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện.
Các Sở ngành cấp tỉnh như Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Nhà nước tỉnh, Sở Tài chính … chưa thực hiện công tác kiểm tra đối với việc thực hiện các nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đặc biệt là quy trình tổ chức thực hiện và việc áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ.
Thực tế trên cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan cấp huyện; giữa cấp huyện với sở ngành cấp tỉnh. Dẫn đến không ít những sai sót trong quá thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chậm được phát hiện, làm ảnh hướng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn huyện.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Qua thu thập số liệu cho thấy, từ 2014 - 2019, huyện Cư M’gar đã tiếp nhận 164 đơn khiếu nại, trong đó có 33 đơn khiếu nại có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
UBND huyện đã ban hành 33 quyết định giải quyết khiếu nại, đạt 100% số đơn tiếp nhận, trong đó: có 12 quyết định công nhận khiếu nại của người dân là đúng; 9 quyết định thừa nhận một phần khiếu nại của người dân; còn lại 12 quyết định bác đơn khiếu nại của người dân.
Có thể thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được huyện Cư M’gar thực hiện khá tốt; về cơ bản các vụ việc đã được UBND huyện giải quyết một cách kịp thời.
Tuy nhiên, trong công tác này cũng còn một số hạn chế như:
Nhiều trường hợp giải quyết chưa thật sự chính xác, do đó có trường hợp người dân phải khiếu nại lên cấp trên, hoặc khiếu kiện ra tòa và kết quả buộc phải hủy quyết định;
Nhân lực thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu và