Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá trong quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 104)

lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm kịp thời phát hiện, bổ sung và điều chỉnh, kiến nghị điều chỉnh các cơ chế chính sách còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn; phát huy dân chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người dân.

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp đối với công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để người dân có đất thu hồi được yên tâm thực hiện trách nhiệm của mình.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Giải phóng mặt bằng cấp huyện, đặc biệt là về nghiệp vụ chuyên môn, không làm việc theo cảm tính, không đùn đẩy trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và lập phương án tiền khả thi các dự án có giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hóa và dân chủ hóa các phương án giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, để mọi đối tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực.

Thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà đất đai đang là vấn đề hết sức nhạy cảm. Sự yếu kém trong quản lý đất đai sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp, mất lòng tin của người dân. Hiện đang có rất nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như giao đất không đúng thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất đai, vi phạm quy hoạch, …

- Ngoài ra, cần chú trọng công tác tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, phát hiện những thiếu sót vi phạm và những khó khăn, vướng mắc để kịp thời có giải pháp tháo gỡ để đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, trên cơ sở khung lý thuyết của Chương 1, qua phân tích, đánh thực trạng quản lý nhà nước và từ quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đã đề xuất 8 giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; cụ thể là:

- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch trên địa bàn bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;

- Đổi mới nhận thức về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục về chính sách, pháp luật đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng;

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tái định cư trên địa bàn huyện; - Kiện toàn bộ máy và cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá trong quản lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư.

KẾT LUẬN

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm không mới, song tính chất của nó ngày càng phức tạp, nhất là thu hồi đất nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, khi mà việc thu hồi đất luôn gắn liền với lợi ích kinh tế và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Mặt khác, quy luật giá trị tác động vào tư tưởng của người có đất bị thu hồi, từ đó hình thành nên sự so sánh thiệt hơn, nảy sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, đặc biệt đối với các dự án dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng cụm, khu công nghiệp, xây dựng khu sản xuất chế biến nông - lâm - thủy hải sản tập trung.

Qua nghiên cứu về lý luận, cơ sở pháp lý và từ thực tiễn công tác trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tác giả đã:

Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở cấp huyện;

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;

Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; cụ thể các giải pháp đó là:

+ Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và quy hoạch trên địa bàn bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;

+ Đổi mới nhận thức về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất;

+ Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục về chính sách, pháp luật đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng;

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tái định cư trên địa bàn huyện; + Kiện toàn bộ máy và cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá trong quản lý nhà nước về đền bù, hỗ trợ, tái định cư.

Từ những căn cứ khoa học qua nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, các giải pháp trên đây góp phần và giúp cho địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi Cục thống kê Cư M’gar (2019), Niên giám thống kê huyện Cư M’gar năm 2019.

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 84/2013/NĐ-CP quy định về phát triển

và quản lý nhà ở Tái định cư.

3. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều Luật Đất đai 2013.

4. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường,

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Hồng Đức.

5. Dư Thị Phương Nam (2015), Quản lý Nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đào Chung Chính (2014), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Luận án Tiến sĩ,

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Đào Chung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), “Đánh

giá thực trạng triển khai công tác thu hồi đất, bồi thương, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Số 03/2013.

8. Đặng Thái Sơn (2007), Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, Viện Khoa

học Đo đạc bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9. Đinh Ngọc Hà và cộng sự (2009), Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do Nhà nước thu hồi. Đề xuất các giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi", Website Tổng cục quản lý đất đai

10. Huyện ủy Cư M’gar (2018), Báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020)

11. Nguyễn Chí Cường (2016), Đánh giá mức độ hài lòng của người dân và các vấn đề bất cập trong giải tỏa, bồi thường và tái định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Cần Thơ.

12. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Cẩm Tú (2014), Đánh giá khung chính sách bồi thường lên

đời sống người dân giữa dự án đầu tư vốn nước ngoài và ngân sách Nhà nước tại thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

14. Nguyễn Quang Tuyến (2008), “Vấn đề thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”, Tạp chí Luật học (Số 12). 15. Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái

dịnh cư khi nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.

16. Phan Trung Hiền (2008), “Pháp luật về đền bù và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam - Cân bằng lợi ích Nhà nước và lợi ích người dân”, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ.

17. Phạm Duy Tín (2015), Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa bàn thành

phố Cần Thơ, Luận văn cao học ngàng Quản lý công, Học viện HCQG

18. Phạm Phương Nam (2016), “Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. 19. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc hội (2011), Luật Tố cáo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Tổng cục thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016, Nxb. Thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)