Nội dung của quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 - 36)

1.1.5.1. Vai trò kiến tạo của Nhà nước về cơ chế chắnh sách.

Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế tư nhân. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chắnh sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước đi vào cuộc sống. Việc thực thi chắnh sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành giúp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực vượt khó khăn để phát triển bền vững.

Chủ trương của Đảng là thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân vững chắc, phù hợp với trình độ sản xuất. Thực hiện chủ trương này, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh như Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật DN (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 quy định lĩnh vực, địa bàn khuyến khắch đầu tư thu hút các dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả; các quy định về điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh có tắnh minh bạch, khả thi và đồng bộ; tạo mặt bằng pháp lý bình cho nhà đầu tư trong và nước ngoàiẦ

Bên cạnh đó, Luật Thuế GTGT năm 2013 (có hiệu lực từ 1/1/2014) có một số nội dung quan trọng được sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện cho DNNVV kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không thuộc đối

tượng chịu thuế GTGT; quy định cụ thể cách tắnh thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tắnh trực tiếp trên giá trị gia tăngẦ

Luật Thuế TNDN năm 2013 (có hiệu lực từ 1/1/2014) quy định bổ sung mức thuế suất phổ thông là 22%, riêng DN có doanh thu bình quân năm dưới 20 tỷ đồng thì áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 1/7/2013; bổ sung chắnh sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, công nghệ caoẦ để khuyến khắch, hỗ trợ DN đầu tư phát triển khoa học công nghệ.

Một số văn bản quy phạm pháp luật khác được sửa đổi, bổ sung để cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh như Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Đầu tư côngẦ

1.1.5.2. Hỗ trợ tài chắnh.

DNNVV được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng việc thực hiện bảo lãnh tắn dụng cho DNNVV thông qua quỹ bảo lãnh tắn dụng địa phương và Quỹ Bảo lãnh tắn dụng tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. DNNVV có thể sử dụng các kênh huy động vốn khác, như phát hành trái phiếu, mua bán cổ phiếu, cổ phiếu quỹẦ Việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV nhằm tập trung hỗ trợ cho những DN có phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc các lĩnh vực khuyến khắch, ưu tiên của Nhà nước. Bên cạnh đó, DN được hỗ trợ kinh phắ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ qua 2 hình thức cho vay ýu đãi không lãi suất và lãi suất thấp bằng lãi suất tắn dụng đầu tư của Nhà nước.

1.1.5.3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Nhà nước đã có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận đất sạch phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thông qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất; có cơ chế tạo thêm quỹ đất, quy định cụ thể về việc thu hồi đất nếu DN không thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch hoặc để đất nhàn rỗi, chậm thực hiện kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó là các biện pháp trợ giúp DNNVV gặp gỡ, tiếp xúc và

trao đổi, thực hiện giao dịch mua bán công nghệ trực tuyến; Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trắ tuệ, khuyến khắch DN đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, khuyến khắch thương mại hóa và phát triển thị trường tài sản trắ tuệ. Phát triển DN công nghệ cao; khuyến khắch DNNVV hình thành Quỹ Phát triển khoa học công nghệ tại DN; hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1.1.5.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Chắnh phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, có hiệu lực từ ngày ký. Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 14 của Nghị định này, cụ thể:

Thứ nhất, hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phắ của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho DNNVV;

- Học viên của DNNVV thuộc địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ được miễn học phắ tham gia khóa đào tạo.

Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nghề:

- DNNVV khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng thì được miễn chi phắ đào tạo. Các chi phắ còn lại do DNNVV và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều như đã làm việc trong DNNVV tối thiểu 6 tháng liên tục và không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

Thứ ba, hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV:

- DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phắ của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 1 lần một năm.

Nhiều chương trình tư vấn kiến thức về kinh doanh, công nghệ và quản lý sản xuất; tư vấn phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ DN đã được thực hiện. Nhiều chương trình đào tạo khởi sự, quản trị DN, cơ

chế hợp tác giữa nhà trường và DN trong đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nghề, tuyên truyền nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn đã giúp nâng cao năng lực quản trị và tạo điều kiện cho DNNVV thuận lợi trong tuyển dụng lao động, tiếp cận nguồn lao động chất lượng caoẦ

Ngoài ra, Nhà nước đã triển khai một số cải cách, chắnh sách hỗ trợ cho DNNVV như cải cách hành chắnh trong lĩnh vực thuế, hải quan; hỗ trợ về thuế như gian hạn nộp thuế TNDN, GTGT, hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường, giảm tiền thuê đất, áp dụng sớm các mức thuế suất giảm; hỗ trợ pháp lý cho DN; khuyến khắch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hình thành mạng liên kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DN; khuyến khắch DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái; hỗ trợ DN kiểm soát rủi ro môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phắẦ

1.1.5.5. Thị trường.

Các bộ, ngành đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như xuất khẩu, xúc tiền thương mại thị trường trong nước và miền núi, biên giới, tập trung cho các chương trình lớn, có trọng tâm trọng điểm và có hiệu quả..

Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với DN nhỏ khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp. Đây là quy định mới so với trước đây, tạo cơ hội cho DNNVV tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho mua sắm công của Chắnh phủ.

1.1.5.6. Chắnh sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhà nước đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.

Xây dựng và triển khai những chương trình hỗ trợ DNNVV. Tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 đề ra các giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm gồm: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; Hỗ trợ tiếp cận tài chắnh, tắn dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng

vốn; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; Phát triên nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển; Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển; trong đó tập trung vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thắ điểm xây dựng vườn ươm DN; thắ điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)