Giải pháp mở rộng, tái đầu tư, khuyến khắch khởi nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 102)

Các doanh nghiệp cần tận dụng các chắnh sách ưu đãi của Nhà nước như, hỗ trợ vốn; miễn, giảm thuế; giãn thuếẦ và lợi nhuận để tiếp tục tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Việc khuyến khắch phát triển doanh nghiệp từ những hộ kinh doanh cá thế cũng cần quan tâm. theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 5.000 hộ kinh doanh, trong đó, hộ có doanh thu cao trên 100triệu đồng /năm khoảng gần 1.000 hộ. Đây là nguồn không nhỏ để phát triển doanh nghiệp.

3.2.13. Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ các thông tin cần thiết.

Các cơ quan chức năng của Huyện cần có hành động cụ thể hơn nữa trong việc hỗ trợ thông tin về cơ chế, chắnh sách chế độ, thông tin về thị trường giá cả, về công nghệ, kỹ thuật cho các DNNVV.

3.2.14. Giải pháp về truyền thông.

Xây dựng một chiến lược truyền thông nội bộ đón đầu xu hướng: tập trung xây dựng một chiến lược truyền thông nội bộ lâu dài với mục tiêu tạo dựng một môi trường mở nhằm thu hút và giữ chân những ứng viên tiềm năng. Thực tế cho thấy, ngày nay nhân viên tại các doanh nghiệp, phần lớn đều sở hữu ắt nhất một tài khoản mạng xã hội và có nhu cầu kết nối, mở rộng mạng lưới thông tin mọi lúc mọi nơi. Đã đến lúc doanh nghiệp cần đón đầu xu thế và xây dựng hệ thống truyền thông nội bộ với những công nghệ phù hợp nhằm đáp ứng kỳ vọng của nhân viên. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự tương tác, tham gia đóng góp ý tưởng giữa nhân viên; nâng cao năng suất và hiệu quả công việc của họ.

ỘSố hóaỢ các kênh truyền thông nội bộ:Nhằm tối ưu hóa việc quản lý, truyền tải thông tin đến nhân viên, không ắt doanh nghiệp đã tắch hợp công nghệ điện toán đám mây vào các kênh truyền thông nội bộ. Bằng giải pháp Ộsố hóaỢ kênh truyền thông nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa và giảm thiểu tối đa thời gian tìm kiếm và truy xuất dữ liệu cho đội ngũ nhân viên.

Ưu tiên sự phát triển của đội ngũ nhân viên: Trong thực tế, truyền thông nội bộ chỉ hiệu quả khi đáp ứng được kỳ vọng của nhân viên doanh nghiệp. Nếu chiến lược

truyền thông nội bộ không thỏa mãn những kỳ vọng và nhu cầu phát triển nhất định của nhân viên, sẽ khó có thể đem lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế, truyền thông nội bộ không nên chỉ chú trọng vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, thay vào đó hãy xem mục tiêu phát triển của từng nhân viên như ưu tiên hàng đầu.

Lắng nghe nhân viên khi xây dựng truyền thông nội bộ: Lựa chọn xây dựng truyền thông nội bộ theo chiều ngang, kêu gọi nhân viên tham gia đóng góp ý tưởng và lên giải pháp sẽ mở ra cho doanh nghiệp vô vàn cơ hội phát triển. Trong giai đoạn bùng nổ thông tin việc duy trì phương thức truyền thông một chiều, bỏ qua ý kiến đóng góp từ nhân viên đang là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta cần thừa nhận rằng nhân viên là nguồn thông tin rất quý giá đối với mỗi doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

1. Kết luận.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV cho thấy loại hình doanh nghiệp này có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, giải quyết các vấn đề xã hộiẦ đặc biệt đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thì phát triển loại hình doanh nghiệp này rất phù hợp.

Trong nhưng năm qua, DNNVV huyện Phong Điền phát triển rất nhanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà, do đó trong thời gia qua Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt quan tâm đến phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, theo đó đã có nhiều giải pháp để thu hút đầu tư.

Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực khá dồi dào thì việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện là hoàn toàn phù hợp.

Đề tài luận văn ỘQuản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên HuếỢ nhằm nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển DNNVV giai đoạn 2018-2020.

Luận văn cũng đã làm rõ một số khái niệm về phát triển doanh nghiệp, vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế; các tiêu chắ đánh giá phát triển về số lượng, chất lượng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với nền kinh tế. Các chắnh sách vĩ mô của Nhà nước, Chắnh quyền địa phương,Ầ tác động đến phát triển DNNVV.

Luận văn cũng khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khắ hậu, những khó khăn và nguyên nhân tồn tại, ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV, cũng như các chắnh sách thu hút đầu tư đối với các cấp chắnh quyền và bản thân mỗi doanh nghiệp.

2. Kiến nghị.

Phát triển DNNVV là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay để phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế Thế giới. Đây là vấn đề quan trọng được toàn xă hội quan tâm. Để các giải pháp đề xuất có điều kiện triển khai áp dụng, Tôi xin mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị.

2.1. Đối với Nhà nước.

Vấn đề khó khăn đối với DNNVV hiện nay là vốn kinh doanh, để tạo điều kiện cho các DNNVV có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tại Ngân hàng, ngày 15/10/2013 Thủ tướng Chắnh phủ đã ký Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg, ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tắn dụng cho DNNVV. Tuy nhiên có một số quy định như: Tại thời điểm bảo lãnh không có các khoản nợ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, nợ xấu các tổ chức tắn dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác, và phải có tài sản thế chấpẦ, đây là quy định khá khắt khe, hầu như không có các doanh nghiệp nào đủ điều kiện tiếp cận vốn; vấn đề triển khai vẫn chưa được tốt, các doanh nghiệp hầu như ắt biết đến sự có mặt của quỹ này. Việc quy định số tiền vốn tối thiểu để thành lập quỹ (30 tỷ đồng) cũng không ắt khó khăn đối với một số địa phương. Vì vậy Nhà nước cần nới lỏng một số quy định về, điều kiện để bảo lãnh; về số tiền vốn tối thiểu để thành lập quỹ bảo lãnh tùy theo từng địa phương.

Về lãi suất ngân hàng theo đánh giá của các DNNVV hiện vẫn còn cao, và thủ tục vay vốn cũng rất khó. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có những điều chỉnh đề phù hợp.

Về thuế suất thuế TNDN hiện ở mức phổ thông từ 20-22%, mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh hạ lãi suất nhưng hiện vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực (17- 20%). Nên có lộ trình điều chỉnh hạ thuế suất để phù hợp với các nước trong khu vực, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng. Việc tắnh tiền chậm nộp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước hiện vẫn còn cao so lãi suất ngân hàng.

Cần đẩy nhanh việc cổ phần hóa các DNNN hoạt động không hiệu quả để tránh thất thoát, lãng phắ tiền, tài sản của Dân, để đầu tư vào các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV.

Tăng cường công khai minh bạch các chắnh sách, pháp luật liên quan tới doanh nghiệp, rà soát và sửa đổi các quy định liên quan tới DN nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các DNNVV; tiếp tục cải cách thủ tục hành chắnh đồng bộ về thuế, bảo hiểm, hải quan, đất đai, môi trường, xây dựng, đầu tưẦ

Đổi mới quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp.Tăng cường vai trò điều phối của cơ quan đầu mối về trợ giúp phát triển DNNVV trong triển khai thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV nhằm đảm bảo nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước được sử dụng hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và hỗ trợ Ộtrọn góiỢ để giúp doanh nghiệp đó đạt được kết quả cụ thể trong phát triển sản xuất kinh doanh

Nâng cao vai trò của Hội đồng Khuyến khắch phát triển DNNVV trong chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trợ giúp DNNVV toàn diện, có trọng điểm, theo Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm.

Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống đơn vị đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV từ Trung ương đến địa phương thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư theo hướng tinh gọn, hiệu quả bộ máy hành chắnh, tránh trùng lắp, chồng chéo với các đơn vị, chương trình hỗ trợ DNNVV của các cơ quan liên quan.

Đẩy mạnh các kênh tham vấn cộng đồng DNNVV trong xây dựng và triển khai các chắnh sách trợ giúp. Tạo điều kiện và hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia thực hiện các chắnh sách trợ giúp DNNVV.

2.2. Đối với huyện Phong Điền.

Trên cơ sở Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2015-2020 của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa

Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chắnh phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV khởi nghiệp và phát triển toàn diện, Huyện cần quan tâm những vấn đề sau:

Một là, các cơ quan ban ngành của huyện cần tổ chức quán triệt sâu rộng hơn nữa các quan điểm của Chắnh phủ về phát triển đa dạng các thành phần kinh tế (Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX), về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Triển khai thực hiện chủ trương phát triển DNN&V của Chắnh phủ. Có chắnh sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong thuế đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Hai là, để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chắnh trị, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ huyện đến xã với các giải pháp cụ thể. Tiếp tục cải cách hành chắnh theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chắnh, đặc biệt các thủ tục hành chắnh liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế...

Ba là, tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của doanh nghiệp. Thành lập Hội Doanh nghiệp của huyện làm diễn đàn để trao đổi thông tin, liên kết và tăng thêm sức mạnh cộng đồng cho doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Điều hành Hội Doanh nghiệp của huyện phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chắnh quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vấn của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chắnh sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hội Doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khắch các hộ cá thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; Có các chắnh sách mời gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn huyện; Tiếp tục

rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trắ mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng.

Bốn là, xây dựng Cổng thông tin điện tử hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đề xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ, triển lãm. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để phổ biến chắnh sách và đào tạo một số kỹ năng cho doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề tại chỗ gắn với tạo việc làm, được hỗ trợ các chắnh sách theo quy định. Đồng thời tăng cường cung cấp thông tin về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp. Khuyến khắch hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển sản xuất kinh doanh. Triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp xúc với Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tắn dụng DNNVV để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện được tiếp cận vốn vay với mức lãi suất vay phù hợp. Hỗ trợ các DNNVV đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3. Về phắa các hiệp hội doanh nghiệp.

Nâng cao uy tắn và tầm ảnh hưởng của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề đối với cộng đồng DNNVV. Phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và DNNVV; là một kênh quan trọng phản biện chắnh sách để giúp các chắnh sách/chương trình trợ giúp DNNVV thực sự đi vào cuộc sống; là nguồn hỗ trợ hữu hiệu cho các DNNVV, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm gia tăng sự hợp tác cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh.

Nâng cao năng lực các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề đảm bảo tham gia thực hiện tốt các chắnh sách, chương trình trợ giúp của Nhà nước, chủ động đề xuất và kiến nghị các chắnh sách nhằm hỗ trợ DNNVV tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.

2.4. Về phắa các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để phát triền DNNVV một cách bền vững, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân nhà Doanh nghiệp cũng phải nỗ lực, chủ động vươn lên. Cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Cần tranh thủ các chắnh sách hỗ trợ của Nhà nước và của địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh của mình;

- Xác định đúng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Xác định cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn vay, vốn tự có cho doanh nghiệp mình để xây dựng kế hoạch SXKD phù hợp;

- Lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế ảnh hưởng môi trường;

- Áp dụng các phần mềm trong quản lý như: phần mềm kế toán; khai, nộp thuế điện tử; thiết lập các Website nhằm giới thiệu, quãng bá doanh nghiệpẦ;

- Chủ động tham gia các hiệp hội nhằm trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm quản lýẦ;

- Các doanh nghiệp cần thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội, với người lao động. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, bảo hiểm, và các chế độ khácẦ;

- Tham gia tắch cực việc bảo vệ môi trường;

- Xây dựng chiến lược kinh doanh phải dài hạn, lành mạnh, không vì lợi ắch trước mắt mà phải tắnh lợi ắch lâu dài;

- Các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành, dự báo thị trường; đồng thời tu dưỡng về đạo đức, tác phong, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc./.

- Nâng cao trình độ quản lý, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý sản xuất, hoàn thiện cơ chế quản lý, hệ thống kế toán minh bạch, rõ ràng.

- Thay đổi tư duy kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)