Nghiên cứu về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 - 50)

của Ngân hàng thế giới 2018.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chắnh phủ (2014-2017), môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục được cải thiện. Năm 2017 năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với 2016 (từ vị trắ 60 lên 55/137 nền kinh tế), môi trường kinh doanh tăng 14 bậc từ 82 lên 68/190 nền kinh tế; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậcẦĐó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay. Tuy vậy, theo đánh giá của Chắnh phủ, những cải thiện về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn chưa bền vững, chưa đạt mục tiêu đề ra; thứ hạng nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực, một số chỉ số quan trọng khác như hiệu quả thị trường hàng hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng, giáo dục, trình độ phát triển kinh doanh và đổi mới công nghệ chậm cải thiện; đăng kắ sở hữu và sử dụng tài sản liên tục giảm bậc kéo dàiẦĐể đạt được mục tiêu xếp hạng bằng mức trung bình của các nước ASEAN 4 (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) đòi hỏi phải nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực. Các bộ ngành, địa phương cần coi trọng quyết liệt và theo dõi sát sao việc thực hiện Nghị quyết 19 để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao chất lương và tốc độ tăng trưởng.

Dự thảo Nghị quyết 19/2018 đang gửi các bộ ngành địa phương lấy ý kiến, duy trì mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế, nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành; bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và ngành du lịch để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung, mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 19/2018 là: Tiếp tục cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới; hoàn thành việc bãi bỏ ắt nhất 1/3-1/2 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh; giảm ắt nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý

nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT, thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đến hết 2018 hầu hết các dịch vụ công phổ biến liên quan đến người dân, DN được cung cấp ở mức độ 3 và 4; cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện ở thứ hạng 67); từng bước giảm chi phắ logistics trong nền kinh tế xuống mức khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP), cải thiện chỉ số hiệu quả logistics thêm 10 bậc (hiện xếp thứ 64).

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) bày tỏ, cách làm này thể hiện cách tiếp cận mới của Chắnh phủ so với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đại diện WB đánh giá, số DN tư nhân đã trở thành động lực tăng trưởng chắnh của Việt Nam, tuy vậy vẫn còn tiềm năng phát triển DN tư nhân để trở nên hiệu quả và có khả năng cạnh tranh. "Khảo sát phân tắch gần đây của nhóm WB cho rằng, viêc chuẩn bị rất nhiều về hồ sơ khai báo hải quan chiếm 76% tổng thời gian nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Giảm thủ tục, chi phắ cho DN là mục tiêu của Chắnh phủ Việt Nam. Một mục tiêu rất quan trọng là làm sao để tất cả các bên liên quan chia sẻ thông tin để thúc đẩy một cách hiệu quả Nghị quyết mới 19/2018 của Chắnh phủ, chúng tôi hoan nghênh các mục tiêu của Việt Nam đề ra", ông Ousmane Dione chia sẻ.

Tất cả các nước đều đang cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Việt Nam phải đẩy nhanh tiến độ tổ chức tốt để thực hiện được cải cách này. Tạo ra một khu vực DN năng động và một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh nhưng nếu việc triển khai và thực thi kém sẽ làm cho đi lệch đường ray. Theo ông Ousmane Dione, có được cơ chế phản hồi và đánh giá tác động là rất quan trọng để tiến tới đạt mục tiêu đặt ra. Nguồn: Kinhtedothi.vn về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2018.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)