Tổng quan về địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50)

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên.

2.1.1.1. Vị trắ địa lý.

Huyện Phong Điền nằm phắa bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20 km. Tổng diện tắch tự nhiên 948,228 km2, địa hình đa dạng có núi, đồi, đồng bằng và ven biển đầm phá Tam Giang, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua rất thuận tiện trong việc giao thông và lưu thông hàng hóaẦ

+ Phắa Đông giáp với huyện Quảng Điền. + Phắa Đông Ờ Nam giáp với huyện Hương Trà. + Phắa Đông Ờ Bắc giáp với Biển Đông.

+ Phắa Tây Ờ Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị. + Phắa Nam giáp với huyện A Lưới.

2.1.1.2. Tài nguyên, khắ hậu. a. Tài nguyên khoáng sản.

Có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phong phú, Chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

Nhóm khoáng sản kim loại chủ yếu sắt, titan.

Nhóm khoáng sản phi kim loại và vật liệu xây dựng là nhóm có triển vọng lớn nhất bao gồm: đá vôi; silica; cuội, sỏi và cát xây dựng.

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng than bùn ở các vùng Trằm xã Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.

Tài nguyên đất: Huyện Phong Điền có tổng diện tắch tự nhiên 94.822,8 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 12.882,07 ha; - Đất sản xuất lâm nghiệp: 66.406,6 ha;

- Đất chuyên dùng: 5.478,92 ha; - Đất ở: 979,95 ha.

Tài nguyên nước: Tài nguyên nước dưới đất (bao gồm nước khoáng nóng Thanh Tân) được phân bố đều khắp. Huyện Phong Điền có lợi thế nằm giữa 2 con sông lớn, phắa bắc là sông Ô Lâu, phắa nam là sông Bồ, đặc biệt phắa Đông có đầm phá Tam Giang diện tắch lớn nhất Đông Nam Á có nhiều loại thủy sản quý, hiếm và khoảng 20 km bờ biển, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu khá hoàn chỉnh. Đây là một thế mạnh cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

b. Khắ hậu, thời tiết.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa: Mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25oC. Số giờ nắng nóng cả năm là 2.000 giờ. Nhìn chung về khắ hậu không được thuận lợi, thường chịu thiên tai hạn hán và lũ lụt.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế.

Phong Điền, là huyện khó khăn (theo quy định tại danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chắnh phủ), nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiềm lực kinh tế của nhân dân còn mỏng, năng lực đầu tư để phát triển kinh doanh còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào chắnh sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Trong những năm qua đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện tạo ra chuyển biến tắch cực theo hướng chuyển dịch giảm cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng bộ.

2.1.3. Đặc điểm về xã hội.

Dân số và lao động: Theo niên giám thống kê năm 2015, dân số huyện Phong Điền là 92.938 người, mật độ dân số 98 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%. Tổng số hộ trong toàn huyện là 2.418 hộ, trong đó số hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản là 11.977 hộ, chiếm 49,5%; Hộ kinh doanh mua bán 5.105 hộ; còn lại là công nhân, doanh nhân và công chứcẦ

Đơn vị hành chắnh: Huyện có 15 xã, 01 thị trấn. Trong đó: 6 xã ven biển đầm phá gồm: Phong Hải, Điền Hải, Điền Hòa, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương; 4 xã đồng bằng gồm: Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền; 2 xã trung du là Phong Thu, Phong An; 3 xã miền núi là Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ và 1 Trung tâm huyện thị trấn Phong Điền.

2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Phong Điền.

Tình hình kinh tế: Trong những năm qua nền kinh tế huyện Phong Điền đã có những chuyển biến tắch cực, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, tình hình an ninh xã hội ổn định.

Về nông nghiệp giữ mức tăng trưởng, phát triển khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành ngư nghiệp và lâm nghiệp, khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của các vùng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng trên 13%, chiếm tỷ trọng 23% trong cơ cấu kinh tế. Trong đó nông nghiệp bình quân tăng 7,52%, lâm nghiệp tăng 10,32% và ngư nghiệp tăng 15,46%.

Dịch vụ nông nghiệp được phát triển mở rộng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đơn vị sản xuất, hộ nông dân về giống, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất. Công tác hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật được tiến hành đồng bộ, đem lại hiệu quả. Các ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng bình quân 15,11%. Quy hoạch thương mại, dịch vụ được quan tâm, nhiều quy hoạch được triển khai như quy hoạch mạng lưới xăng dầu; dịch vụ thương mại ngoài hàng rào khu công nghiệp, nước khoáng Thanh Tân, dịch vụ du lịch được chú trọng phát triển, nhiều công trình tại làng cổ Phước Tắch được trùng tu, tôn tạo; cùng với khu du lịch nước khoáng Thanh Tân, chiến khu Hòa Mỹ đã kết nối các tour, tuyến du lịch của tỉnh;

Về công nghiệp giá trị sản xuất bình quân tăng trên 24%, chiếm tỷ trọng 58,1% trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, công nghiệp tăng 25,46%, xây dựng tăng 15,31%. Khu công nghiệp Phong Điền với diện tắch 700 ha đã thu hút 5 dự án sản xuất trên diện tắch 137 ha với tổng mức đầu tư 749 tỷ đồng, bao gồm Công ty Scavi Huế, Công ty CP Primer Phong Điền sản xuất men frit, Công ty cổ phần Chăn nuôi

Việt Nam (CP). Một số doanh nghiệp đang xúc tiến triển khai dự án: Công ty TNHH Khoáng sản Khánh Hòa, tập đoàn Việt Phương và 4 nhà đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng KCN Phong Điền là: Công ty Primer Thiên Phúc (88 ha), Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế (195 ha), Công ty C&V Vina Hàn Quốc (100,7 ha). Nhiều cơ sở công nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả như nhà máy may Scavi Huế, hiện thu hút hơn 4.000 công nhân; Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam (CP) với hơn 700 công nhân; Nhà máy sản xuất gạch tuynen của Công ty 1-5; Nhà máy nước khoáng Thanh Tân, Nhà máy phân vi sinh Sông Hương và một số cơ sở chế biến các sản phẩm từ cát v.v. Trong năm 2014, 2015, nhà máy chế biến thủy sản của Công ty cổ phần CP Việt Nam và Nhà máy xi măng Đồng Lâm có công suất 1,5 triệu tấn/năm đi vào hoạt động đã tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản lượng ngành công nghiệp cũng như thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc, tạo động lực lớn trong sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động.

Hoạt động tài chắnh: Bình quân thu ngân sách hàng năm tăng 20% (trong đó thu ngoài quốc doanh tăng bình quân 9%), năm 2015, thu ngân sách tại địa bàn 110 tỷ, tăng 1,5 lần so kế hoạch và gấp 3 lần so năm 2010.

2.1.5. Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế.

Trên địa bàn huyện hiện có 176 DNNVV đang hoạt động, trong đó tập trung đông nhất tại tại trung tâm huyện (thị trấn Phong Điền) với 41/176 DN chiếm tỷ lệ 23,3%. Tiếp theo là khu vực xã Phong An và Phong Hiền là nơi giáp ranh địa giới hành chắnh của 3 huyện: Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà với số lượng DNNVV có mật độ dân cư đông đúc và trung tâm kinh doanh thương mại của Huyện, lần lượt là 30 và 29 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 35,2%. Khu vực có số lượng doanh nghiệp thấp nhất thuộc về các xã ven biển, đầm phá Tam Giang và 3 xã vùng núi.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa các đơn vị hành chắnh huyện Phong Điền

ĐVT: Doanh nghiệp STT Xã, thị trấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xã Phong Hải 2 1,1 2 Xã Điền Hải 2 1,1 3 Xã Điền Hòa 2 1,1 4 Xã Điền Lộc 4 2,3 5 Xã Điền Môn 2 1,1 6 Xã Điền Hương 4 2,3 7 Xã Phong Hòa 5 2,8 8 Xã Phong Bình 17 9,7 9 Xã Phong Chương 12 6,8 10 Xã Phong Thu 8 4,5 11 Thị trấn Phong Điền 41 23,3 12 Xã Phong Hiền 29 16,5 13 Xã Phong An 30 18,8 14 Xã Phong Sơn 8 4,5 15 Xã Phong Xuân 3 1,7 16 Xã Phong Mỹ 7 4 Tổng 176 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền a. Đánh giá về sự phát triển DNNVV.

DNNVV trên địa bàn huyện Phong Điền, năm 2017 là năm có sự tăng trưởng số lượng DNNVV nhiều nhất với 32 doanh nghiệp được thành lập trong năm, tỷ lệ tăng 23,9% so với năm 2016. Hai năm trước đó số lượng doanh nghiệp không tăng lên mà thậm chắ còn bị giảm do DN bỏ kinh doanh hoặc xin ngừng hoạt động. Số lượng DN tăng trưởng trong 5 năm là 44 doanh nghiệp, bình quân tăng 8,8 DN/

Bảng 2.2: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Phong Điền.

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm Tăng giảm qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013 Bình quân/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng hoạt động đầu năm 128 132 136 135 134 4 3,1 0,8 0,6 Số lượng tăng trưởng trong năm 4 4 -1 -1 32 28 700 5,6 140 Số lượng hoạt động cuối năm 132 136 135 134 176 44 35,4 8,8 6,7 Tỷ lệ tăng tưởng trong năm (%) 3,1 3,0 -0,7 -0,7 23,9

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền b. Về loại hình doanh nghiệp.

Đánh giá về loại hình doanh nghiệp: Có thể thấy công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã vẫn là ba hình thức doanh nghiệp chiếm tỷ trọng đa số trong tổng số DNNVV trên địa bàn huyện. Số lượng công ty TNHH tại huyện Phong Điền hiện có 53/176 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 30,11%), số lượng công ty TNHH qua 4 năm (2013-2016) không thay đổi, tuy nhiên năm 2017 có sự gia tăng đáng kể so với các năm trước (26 DN), với mức tăng trưởng gần như gấp đôi (96,3%).

Hợp tác xã hiện có thể nói vẫn giữ vững vai trò là loại hình hàng đầu bởi địa bàn huyện gắn liền với nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nên đây là hình thức phù hợp nhất. Số lượng hợp tác xã qua các năm từ 2013 đến 2017 chỉ tăng thêm 4 đơn vị và vẫn chiếm giữ vị trắ thứ nhất về loại hình vào thời điểm năm 2017 trong số các DNNVV của huyện Phong Điền.

Doanh nghiệp tư nhân là thành phần kinh tế năng động, có số lượng tăng trưởng sau 5 năm là 12 DN, tỷ lệ tăng 31,6%; bình quân mỗi năm tăng thêm 2,4 DN. Số lượng DNTN hiện nay là 50 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 25% và đứng vị trắ thứ 2 trong tổng số DN ở huyện Phong Điền.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần và các chi nhánh trực thuộc tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ trong 5 năm qua. Riêng doanh nghiệp Nhà nước vẫn ổn định không tăng, giảm.

Bảng 2.3: Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm Tăng giảm qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013 Bình quân/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Công ty cổ phần 14 14 14 13 18 4 22,2 0,8 0,4 Công ty TNHH 27 27 27 27 53 26 96,3 5,2 19,3 Doanh nghiệp tư nhân 38 40 44 43 50 12 31,6 2,4 6,3 Chi nhánh 1 1 1 3 4 3 300 0,6 60 Hợp tác xã 47 49 49 50 51 4 8,5 0,8 1,7 DN 100% vốn nước ngoài 3 4 4 4 4 1 0,3 0,2 0,1 DN Nhà nước 2 2 3 2 2 0 0 0 0 Tổng 132 137 142 142 176 44 33,3 8,8 6,7 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền c. Đánh giá về lao động trong mỗi loại hình doanh nghiệp.

Trên địa bàn huyện, mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài chỉ 4 doanh nghiệp, song đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện hiện nay chiếm tỷ trọng áp đảo với 3.424 lao động (chiếm 74,19%). Ba loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn nhất là hợp tác xã, công

ty TNHH, DNTN chỉ góp phần giải quyết việc làm cho 987 lao động (chiếm tỷ lệ 21,37%). Các loại hình khác vừa ắt cả về số lượng và vừa ắt cả về vai trò giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Bảng 2.4: Số lao động trong mỗi loại hình Doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm Tăng giảm qua các

năm 2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013 Bình quân/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % DNNN địa phương 43 43 65 57 57 14 32,6 2,8 6,5 Hợp tác xã 514 523 523 526 526 12 2,3 2,4 0,5 DNTN 172 189 207 212 237 65 37,8 13,0 7,6 Công ty TNHH 123 123 124 125 224 101 82,1 20,2 16,4 Công ty CP 126 126 125 123 147 21 16,7 4,2 3,3 DN 100% vốn nước ngoài 2665 3176 3185 3424 3424 759 28,5 151,8 5,7 Tổng 3643 4180 4229 4467 4615 972 26,7 194,4 5,3 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền d. Đánh giá về cơ cấu ngành nghề.

Về cơ cấu các ngành nghề kinh doanh địa bàn huyện, thì lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, điều này cũng hợp lẽ bởi địa bàn Phong Điền là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các làng nghề thủ công. Các ngành sản xuất và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp chủ yếu sản xuất những mặt hàng phục vụ trong lĩnh vực xây dựng ở địa bàn huyện như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khắẦ

Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh ĐVT: Doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Tổng số Doanh nghiệp Cơ cấu (%)

Sản xuất kinh doanh 24 13,6

Xây dựng 46 26,1

Thương mại, dịch vụ 54 30,7 Chăn nuôi, nông lâm, thủy sản 52 29,5

Tổng 176 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Điền e. Đánh giá về phát triển vốn.

Đánh giá về quy mô vốn, thì khu vực ngoài Nhà nước chiểm tỷ trọng áp đảo (82%) so với quy mô vốn khu vực Nhà nước (16%) và khu vực đầu tư nước ngoài (2%).

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng vốn, thì khu vực đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng mạnh, bình quân tăng 53%/ năm. Vốn khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước có tốc độ tăng tương đối đồng đều lần lượt là 23,2% và 24%. Tuy nhiên vốn khu vực Nhà nước có chiều hướng giảm do chắnh sách về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Bảng 2.6: Tăng trưởng về quy mô vốn theo giá hiện hành

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Tăng giảm qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013 Bình quân/năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % - Vốn khu vực Nhà nước 236.730 452.780 466.300 511.530 511.530 274.800 116,1 54.960 23,2 - Vốn khu vực ngoài nhà nước 1150.270 1662.650 1858.500 2145.470 2551.109 1400.839 82,1 280.167 16,4 -Vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 12.300 36.000 37.000 44.950 44.950 32.650 265,4 6.530 53,1 Tổng 1399.300 2151.430 2361.800 2701.950 3107.589 1708.289 122,1 341.657 24,4

f. Đánh giá về thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Phong Điền trong 5 năm qua tăng khá mạnh, bình quân tăng 17,1%/năm, trong đó, nguồn thu mạnh nhất là bán đấu giá tiền sử dụng đất, tuy nhiên nguồn thu này sẻ không còn trong tương lai gần, bởi quỹ đất của các địa phương trên địa bàn huyện đang dần cạn kiệt. Mặc dù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)