Theo từ điển tiếng Việt thì “tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó… vạch trần hành động
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo năm 2011 thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Như vậy, về bản chất, tố cáo thể hiện ý thức
bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật của mỗi công dân trước các hành vi vi phạm, qua đó người tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
Theo quy định của pháp luật thì chỉ có công dân mới có quyền tố cáo. Quy định này nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, đồng thời làm cho việc tố cáo và giải quyết tố cáo đạt hiệu quả hơn. Người tố cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình đã cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu có hành vi tố cáo sai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý sai phạm tùy theo tính chất và mức độ. So với chủ thể của quyền khiếu nại thì chủ thể của quyền tố cáo có hẹp hơn nhưng chủ thể của quyền tố cáo không nhất định phải là người bị xâm phạm trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình như quy định đối với chủ thể khiếu nại; người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác, của tập thể hay của Nhà nước và công dân.
Đối tượng của tố cáo là bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mục đích của tố cáo là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi tố cáo thể hiện ý thức và trách nhiệm của công dân trước các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong xã hội.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 166 Luật đất đai năm 2013 thì một trong các quyền chung của người sử dụng đất là “tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử
Tại khoản 1, Điều 205 Luật đất đai 2013 quy định “Cá nhân có quyền tố cáo vi
phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai”.
Như vậy, có thể hiểu tố cáo về đất đai là việc công dân theo quy định của Luật tố cáo và Luật đất đai báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức về đất đai.
Đặc điểm của tố cáo về đất đai
Thứ nhất, chủ thể tố cáo về đất đai là công dân có thể là người sử dụng đất
hoặc không sử dụng đất, họ báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, người khác hoặc quyền và lợi ích của chính họ về đất đai.
Thứ hai, đối tượng tố cáo về đất đai là những hành vi và không chỉ là hành vi
của các CQHC hay nói đúng hơn là các cơ quan quản lý đất đai mà đối tượng của tố cáo về đất đai là bao gồm hành vi của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc người khác về đất đai. Những hành vi là đối tượng tố cáo về đất đai có thể phát sinh trong quá trình sử dụng đất, những cũng có thể phát sinh trong việc quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước.