Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nhấn mạnh vai trò của con người trong quá trình sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ lao động của con người. Ngoài các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, thể chế thì con người là nhân tố quan trọng và then chốt nhất ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Chất lượng và hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quyết định bởi con người thực hiện nó. Trước hết, nếu con người có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kinh nghiệm thì khả năng giải quyết công việc đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại nếu con người hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kỹ năng thì hiệu quả giải quyết công việc đạt được sẽ không cao. Bên cạnh đó, đạo đức và trách nhiệm của người con người ảnh
hưởng lớn đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đặc biệt là hạn chế tiêu cực xảy ra trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ngoài những điều kiện cơ bản, trực tiếp và chủ yếu như đã nêu ở trên thì hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà những điều kiện, yếu tố và nguyên nhân đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan, chi phối đến môi trường tác động của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Các điều kiện khác phải kể đến như: Kinh tế - Xã hội, Văn hóa, Giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, dư luận xã hội, văn hoá vùng miền… cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, khi giải quyết một vụ việc cụ thể cần phải xem xét nhiều góc độ, phải có tình, có lý. Đó cũng là trách nhiệm và cũng là đòi hỏi đối với các cơ quan Nhà nước được giao thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ở mỗi địa phương.
Tiểu kết Chương 1
Khiếu nại, tố cáo về đất đai là quyền cơ bản của công dân. Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về đất đai bởi các thiết chế quyền lực và trên cơ sở pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai, các văn bản pháp luật liên quan. Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về đất đai, công dân đã sử dụng “quyền” để bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm. Đồng thời thông qua đó, công dân đã trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước về đất đai, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của CQHC nhà nước.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là cách thức tiến hành một chuỗi những hoạt động tiếp nhận, xác minh, kết luận và ra quyết định của người có thẩm quyền giải quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ