Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Tình hình tố cáo về đất đai trong lĩnh vực đất đai tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ năm 2010-2016, UBND huyện và Thủ trưởng các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 1638 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, phản ánh, kiến nghị, trong đó đơn từ năm 2009 chuyển sang là 03 đơn.
Tổng đơn phải giải quyết là 1646 đơn, trong đó có 81 đơn khiếu nại, 17 đơn tố cáo, 285 đơn tranh chấp, 1263 đơn kiến nghị, phản ánh. Số lượng đơn tố cáo hàng năm có xu hướng giảm được nêu trong Bảng 2.10. Việc phân loại và xử lý đơn tố cáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Bảng 2.10. Số liệu hoạt động tiếp nhận đơn và phân loại đơn
Năm
Tiếp nhận đơn Phân loại đơn giải quyết Kết quả Đơn tiếp nhận trong kỳ Đơn kỳ trước chuyển sang Đơn không đủ điều kiện thụ lý Tổng đơn phải giải quyết Khiếu nại Tranh chấp cáo Tố Tố cáo Tỷ lệ (%) 2010 133 03 00 136 15 25 02 02 100 2011 78 03 00 81 14 19 03 02 66,67 2012 111 02 00 113 10 13 03 02 66,67 2013 212 00 01 211 08 59 05 04 80 2014 287 06 00 293 15 64 02 02 100 2015 235 00 00 235 11 59 02 02 100 2016 579 00 02 577 08 46 00 00 00 Tổng cộng 1635 14 03 1646 81 285 17 14 82,35
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền các năm 2010 – 2016)
Qua số liệu thống kê được nêu trong Bảng 2.11, số lượng đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai chiếm phần lớn trong tổng số đơn tố cáo trên địa bàn huyện Phong Điền trong các năm vừa qua (94,12%), trong đó chủ yếu trong các lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Bảng 2.11. Số liệu thống kê đơn thư tố cáo về đất đai tại huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2016
Năm Tổng số tố cáo trên địa bàn huyện Tố cáo trong lĩnh vực đất đai Tỷ lệ (%) 2010 02 02 100 2011 03 03 100 2012 03 03 100 2013 05 04 80 2014 02 02 100 2015 02 02 100 2016 00 00 00 Tổng số 17 16 94,12
(Nguồn: UBND huyện Phong Điền)
Qua số liệu thống kê được nêu trong Bảng 2.12, số lượng đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã chiếm tỷ lệ thấp (3,57%) trên địa bàn huyện Phong Điền.
Bảng 2.12. Số liệu thống kê đơn thư tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã trên dịa bàn huyện Phong Điền
Năm Cấp huyện Cấp xã Tỷ lệ (%) 2010 02 00 0 2011 03 00 0 2012 03 00 0 2013 04 01 25 2014 02 00 0 2015 02 00 0 2016 00 00 0 Tổng số 16 01 3,57
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền các năm 2010 – 2016)
Nội dung đơn tố cáo tập trung chủ yếu về việc tố cáo sai phạm trong quản lý đất đai; vi phạm nguyên tắc, biểu hiện tiêu cực hoặc thiếu công bằng trong công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tố cáo cán bộ chủ yếu là cán bộ cấp cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác quản lý về đất đai.
Nguyên nhân phát sinh tố cáo về đất đai
Một số nơi chính quyền cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết đơn thư, đặc biệt là chính quyền xã, thị trấn. Khi phát sinh đơn tố cáo, một số xã, thị trấn chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết từ gốc – nơi phát sinh tố cáo, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng tình dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất.
Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện dự án còn nhiều yếu kém dẫn đến để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên công tác kiểm tra, xử lý của một số địa phương còn chưa nghiêm và chưa kịp thời.
Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người tố cáo và công tác hòa giải ở cơ sở của một số nơi chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư tố cáo vượt cấp. Trình độ và ý thức trách nhiệm của một số CB, CC còn yếu và hạn chế về năng lực nhất là ở các xã, thị trấn dẫn đến giải quyết đơn thư chưa đúng quy định và thiếu tính khách quan.
Khi tiếp nhận và xử lý đơn thư có nhiều nội dung trong đó có nội dung tố cáo, một số địa phương, đơn vị còn lúng túng, phân loại thiếu chính xác dẫn đến áp dụng trình tự và thủ tục giải quyết đơn thư tố cáo chưa đúng theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Tình hình giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ năm 2010 đến năm 2016, UBND huyện và Thủ trưởng các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 16 đơn tố cáo về lĩnh vực đất đai, trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết 15 đơn tố cáo, đã giải quyết được 14 đơn đạt tỷ lệ 93,33%
được nêu trong Bảng 2.13. Số lượng đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai có xu hướng giảm qua các năm, thể hiện ở năm 2016 trên địa bàn huyện không tiếp nhận bất kỳ đơn tố cáo nào. Số lượng đơn tố cáo còn tồn đọng thấp chiếm khoảng 7,14%. Việc phân loại và xử lý đơn tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Bảng 2.13. Tình hình giải quyết đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Phong Điền
Năm
Số đơn tố cáo
Nhận được Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Tồn đọng đọng (%) Tỷ lệ tồn
2010 02 02 02 00 00 2011 03 03 02 01 50 2012 03 02 02 00 00 2013 05 04 04 00 00 2014 02 02 02 00 00 2015 02 02 02 00 00 2016 00 00 00 00 00 Tổng cộng 16 15 14 01 6,67
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền các năm 2010 – 2016)
Từ năm 2010 đến năm 2016, số vụ việc được giải quyết đúng và trước thời hạn quy định là 4 chiếm 28,57%, số vụ việc giải quyết chậm so với thời hạn quy định là 10 chiếm tỷ lệ 71,43% được nêu trong Bảng 2.14. Nguyên nhân chủ yếu do các vụ việc phức tạp, cần nhiều thời gian xác minh, tư vấn giải quyết; một số vụ việc mà thời điểm xảy ra đã khá lâu nên cán bộ công tác liên quan tại thời điểm đó đã nghĩ việc, làm mất nhiều thời gian xác minh; việc cung cấp hồ sơ, tài liệu còn chậm; thiếu nhân lực (đặc biệt ở xã, thị trấn)…
Bảng 2.14. Tổng hợp tình hình chấp hành thời gian giải quyết đơn tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Phong Điền
Năm Đã giải quyết Đúng và trước thời hạn Quá hạn Tỷ lệ quá hạn %
2010 02 01 01 50
2011 02 00 02 100
2012 02 01 01 50
2014 02 00 02 100
2015 02 01 01 50
2016 00 00 00 00
Tổng cộng 14 04 10 71,43
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền các năm 2010 – 2016)
Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo được thực hiện cơ bản đúng theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Qua số liệu thống kê được nêu trong Bảng 2.15, kết quả giải quyết đơn tố cáo trên địa bàn huyện Phong Điền như sau: Số đơn tố cáo đúng là 3 đơn chiếm 21,43 %; số đơn tố cáo có đúng, có sai là 6 đơn chiếm 42,86 %; số đơn tố cáo sai là 5 đơn, chiếm 35,71 %. Việc thi hành quyết định xử lý tố cáo đã được thực hiện khá nghiêm túc.
Bảng 2.15. Tổng hợp đơn tố cáo đúng, sai về đất đai đã được giải quyết trên địa bàn huyện Phong Điền
Năm Đã giải quyết Tố cáo đúng Tỷ lệ % Tố cáo có đúng có sai Tỷ lệ % Tố cáo sai Tỷ lệ % 2010 02 00 00 01 50 01 50 2011 02 01 50 01 50 00 0 2012 02 00 00 01 50 01 50 2013 04 01 25 02 50 01 25 2014 02 01 50 00 00 01 50 2015 02 00 00 01 50 01 50 2016 00 00 00 00 00 00 00 Tổng cộng 14 03 21,43 06 42,86 05 35,71
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền các năm 2010 – 2016)
Việc kết luận nội dung tố cáo được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo và các tài liệu, chứng cứ có liên quan trong mỗi vụ việc, theo đúng quy định của pháp luật về tố cáo.
Trên cơ sở báo cáo của các xã, thị trấn, các phòng, ban ngành về kết quả giải quyết đơn tố cáo cho thấy, đơn tố cáo đúng có nội dung chủ yếu tập trung về những yếu kém trong quản lý đất đai, về những biểu hiện tiêu cực trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Qua giải quyết tố cáo, lãnh đạo các cấp, các ngành đã điều chỉnh và xử lý kịp thời những sơ hở, yếu kém, bất cập trong công tác điều hành, đặc biệt trong quản lý đất đai.
Ưu điểm và nguyên nhân
Sau khi Luật Tố cáo năm 2011 có hiệu lực thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác và hệ thống kèm mẫu biễu chi tiết… áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành tại địa phương đã từng bước khắc phục các khuyết điểm trong tổ chức thực hiện, giúp cho việc thực hiện công tác giải quyết tố cáo ngày càng hiệu quả hơn; đã tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất cho các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện. Đối với UBND huyện đã chỉ đạo rà soát những văn bản pháp luật có quy định không phù hợp, gây khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết tố cáo cũng như làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp… Nhờ đó, công tác tiếp công dân của UBND huyện, các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các xã, thị trấn trên đã có chuyển biến rõ nét, công tác tiếp công dân đã gắn với công tác tham mưu giải quyết tố cáo; hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo được nâng lên, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền, góp phần ổn định trật tự xã hội, nổi bật là:
Thủ trưởng các đơn vị đã quán triệt, chấp hành khá tốt và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ đạo của cấp trên trong công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo đến từng đơn vị cơ sở. Công tác giải quyết tố cáo đã từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định, chất lượng được nâng lên; đã tập trung giải quyết đơn thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 93,33%. Việc tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện nên kết quả thực hiện khá, có sự chuyển biến rõ nét. Các cơ quan chuyên môn đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tố cáo, công tác giải quyết tố cáo nhất là trong việc tổng hợp,
báo cáo, tham mưu, đề xuất biện pháp triển khai, xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tiếp dân, xử lý và giải quyết đơn; hàng năm Thanh tra huyện đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật tố cáo tại một số cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế trong việc thi hành Luật Tố cáo, giải quyết tố cáo.
Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định, trên cơ sở nội dung vụ việc và yêu cầu của người tố cáo. Nhìn chung công tác bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo được thực hiện khá tốt, không xảy ra hậu quả đối với người tố cáo do việc tố cáo gây nên, đảm bảo cho việc giải quyết tố cáo thực hiện nghiêm minh.
Có thể khái quát một số những nguyên nhân chính của những ưu điểm nêu trên như sau:
Do sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy được thể hiện qua việc xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong thời gian trước mắt và lâu dài, sự quyết liệt điều hành của UBND huyện trong công tác giải quyết tố cáo trên địa bàn huyện. Do lãnh đạo một số phòng ban ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, chống căn bệnh quan liêu, xa dân. Do chính quyền huyện Phong Điền đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đến tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến pháp luật, kiện toàn tổ chức tiếp công dân ở tất cả các cấp, các ngành, chú trọng và phát huy vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến CB, CC viên chức và nhân dân chấp hành đúng pháp luật về tiếp công dân, giải quyết tố cáo, nhất là các quy định về bồi thường, hỗ trợ, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết tố cáo, trong giải quyết đảm bảo trung thực, khách quan, kịp thời, đúng
pháp luật, có lý, có tình, công khai kết quả giải quyết, kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong giải quyết tố cáo của công dân.
Do hoạt động giải quyết tố cáo về đất đai của CQHC đã tuân thủ nghiêm các trình tự thủ tục luật định. Trong thời gian qua những vụ việc tố cáo về đất đai phức tạp luôn có sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở từ đó đã giúp làm lắng dịu tình hình nhiều vụ việc.
UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo kiểm tra công tác lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Phong Điền về các mặt làm được, các tồn tại, hạn chế và tìm ra khó khăn, vướng mắc, cũng như nguyên nhân trong quá trình thực hiện.
Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo ngày càng hoàn thiện và cụ thể hóa, tuy nhiên đôi lúc vẫn có sự chồng chéo, chưa phù hợp với tình hình thực tế trong công tác giải quyết tố cáo ở địa phương; các quy định về bảo vệ người tố cáo, nhân thân của người tố cáo… còn chưa cụ thể, khó khả thi trong thực tế.
Công tác tiếp công dân chưa được chú trọng, chưa gắn với công tác giải