Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm tra, xác minh và xử lý tố cáo đúng pháp luật.
Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của CB, CC trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong CQHC nhà nước được quy định như sau:
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CB, CC do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và CB, CC do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền giải quyết là của ai phụ thuộc vào đối tượng bị tố cáo. Đó là hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cá nhân hay hành vi vi phạm của cơ quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan đó.