huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ năm 2010-2016, UBND huyện và Thủ trưởng các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 1638 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, phản ánh, kiến nghị, trong đó đơn từ năm 2009 chuyển sang là 03 đơn.
Tổng đơn phải giải quyết là 1646 đơn, trong đó có 81 đơn khiếu nại, 17 đơn tố cáo, 285 đơn tranh chấp, 1278 đơn kiến nghị, phản ánh được nêu trong Bảng 2.2. Qua đó, cho thấy số lượng đơn khiếu nại hàng năm có xu hướng giảm. Việc phân loại và xử lý đơn khiếu nại được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Bảng 2.2. Số liệu hoạt động tiếp nhận đơn và phân loại đơn
Năm
Tiếp nhận đơn Phân loại đơn Kết quả giải quyết Đơn tiếp nhận trong kỳ Đơn kỳ trước chuyển sang Đơn không đủ điều kiện thụ lý Tổng đơn phải giải quyết Khiếu nại Tranh chấp cáo Tố Khiếu nại Tỷ lệ (%) 2010 133 03 00 136 15 25 02 15 100 2011 78 03 00 81 14 19 03 12 85,71 2012 111 02 00 113 10 13 03 09 90 2013 212 00 01 211 08 59 05 06 75 2014 287 06 00 293 15 64 02 14 93,33 2015 235 00 00 235 11 59 02 08 72,73
2016 579 00 02 577 08 46 0 08 100 Tổng
cộng 1635 14 03 1646 81 285 17 58 71,60
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền qua các năm 2010 – 2016)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Phong Điền. UBND huyện đã chỉ đạo Văn phòng HĐND&UBND huyện, Thanh tra huyện, Ban Tiếp công dân huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai phần mềm Tiếp công dân, giải quyết đơn thư và khiếu nại trên địa bàn huyện nhằm mục đích theo dõi quản lý việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và tiến trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng phần mềm Tiếp công dân, xử lý đơn thư và khiếu nại vẫn chưa đi vào hoạt động thường xuyên, chưa có hiệu quả, còn mang tính bị động.
Bảng 2.3. Số liệu thống kê đơn thư khiếu nại về đất đai tại huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2016
Năm Tổng số khiếu nại trên địa bàn huyện
Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai Tỷ lệ (%) 2010 15 13 86,67 2011 14 12 85,71 2012 10 08 80 2013 08 06 75 2014 15 13 86,67 2015 11 09 81,82 2016 08 6 75 Tổng số 81 67 82,72
(Nguồn: UBND huyện Phong Điền)
Như vậy qua số liệu được nêu trong Bảng 2.3, cho thấy số lượng đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chiếm phần lớn trong tổng số đơn khiếu nại trên địa bàn huyện Phong Điền trong các năm vừa qua (82,72%), trong đó chủ yếu trong các lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Bảng 2.4. Số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền huyện Phong Điền so với toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm Đơn của huyện Phong Điền
Đơn của tỉnh Thừa Thiên Huế Tỷ lệ (%) 2010 15 803 1,87 2011 14 566 2,47 2012 10 459 2,18 2013 08 293 2,73 2014 15 336 4,46 2015 11 236 4,66 2016 08 214 3,74
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 2010 – 2016)
Như vậy, qua số liệu thống kê được nêu trong Bảng 2.4, số lượng đơn khiếu nại trên địa bàn huyện Phong Điền chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số đơn khiếu nại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số vụ việc khiếu nại phức tạp, chưa giải quyết dứt điểm.
Bảng 2.5. Số lượng đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền
Năm Cấp huyện Cấp xã Tỷ lệ (%) 2010 13 01 7,69 2011 12 0 0 2012 08 0 0 2013 06 0 0 2014 13 0 0 2015 09 01 11,11 2016 06 0 0 Tổng số 67 02 3,13
(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Phong Điền và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 2010 – 2016)
Như vậy, qua số liệu thống kê được nêu trong Bảng 2.5, số lượng đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã chiếm tỷ lệ thấp (3,13%) trong tổng số đơn khiếu nại về đất đai huyện Phong Điền.
Trên thực tế ở huyện Phong Điền, việc khiếu nại về đất đai chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Phong Điền trong
thời gian qua chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Đây là nội dung nảy sinh nhiều khiếu nại. Trong đó nổi lên là khiếu nại các chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, định giá thấp hơn so với giá thị trường; phương án bồi thường được phê duyệt không đúng về nguồn gốc, diện tích, loại đất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm do bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp không thỏa đáng; không được bố trí tái định cư hoặc nơi tái định cư không có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ theo quy định pháp luật.
Thứ hai, khiếu nại liên quan đến việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất. Một số lỗi thường gặp đó là cấp sai vị trí, diện tích, loại đất, không đúng đối tượng sử dụng đất; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự thủ tục, khiếu nại về nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, khi được công nhận quyền sử dụng đất. Điển hình là ngày 03/4/2015, ông Nguyễn Văn Dũng và ông Nguyễn Yên Phong có đơn khiếu nại UBND huyện Phong Điền về việc đính chính tên người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 302572 từ “nhóm hộ ông Nguyễn Văn Hùng” thành “ông Nguyễn Văn Hùng” gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của 02 hộ ông Dũng và Phong.
Thứ ba, khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất không đúng quy định, xử lý
vi phạm hành chính về đất đai, hành vi bán tài sản trên đất của công dân… Điển hình như vụ ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hồng khiếu nại việc thu hồi đất thực hiện dự án Chỉnh trang Khu công viên ngã tư An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền không chính xác, hai hộ ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn
Thị Hồng không phối hợp thực hiện dự án và gửi đơn khiếu nại với lý do ông Tuấn và bà Hồng không đồng ý với chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án Chỉnh trang Khu công viên ngã tư An Lỗ. Đến nay việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án vẫn chưa hoàn thành.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các khiếu nại liên quan đến đất đai ban đầu, công dân đều có kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự đến bộ phận tiếp dân của xã, thị trấn hoặc Ban tiếp dân của huyện. Vụ việc khiếu nại thường diễn biến gay gắt khi người khiếu nại cho rằng kết quả đối thoại, trả lời, giải thích của cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thỏa đáng đối với họ. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người khiếu nại thường tạo ra sức ép đến cơ quan giải quyết, người giải quyết khiếu nại thông qua việc họ gửi đơn nhiều lần, gửi đến nhiều nơi và gửi đơn vượt cấp nhất là trong trường hợp giải quyết không đảm bảo thời gian theo quy định.
Trên địa bàn huyện Phong Điền, vừa qua vẫn còn một số tồn tại của các dự án thu hồi đất để thực hiện dự án chỉnh trang bộ mặt đô thị, tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện dẫn đến xảy ra một số vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài như khiếu nại của các hộ dân tại tổ dân phố Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án Mở rộng Quốc lộ 1A không bảo quyền lợi của các hộ dân; hộ ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hồng; hộ ông Nguyễn Đình Triêm, hộ ông Hồ Văn Tùng, trú tại thôn Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền khiếu nại việc thu hồi đất nhưng đền bù chưa thỏa đáng…
Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều chương trình, dự án nên diện tích đất cần phải thu hồi, giải phóng mặt bằng lớn dẫn đến khiếu nại phát sinh, chủ yếu liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Một số quy định của pháp luật về đất đai, đặc biệt là lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không theo kịp thực tế, thường xuyên thay đổi, do đó đã gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại. Mặt khác, cơ chế, chính sách về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất ban hành sau bảo đảm tốt hơn về quyền lợi cho người dân đã làm cho người bị thu hồi đất trước đây có tâm lý bị thiệt thòi nên phát sinh khiếu nại. Đồng thời, văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai thiếu ổn định, thay đổi thường xuyên và thiếu đồng bộ, nhất là các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định hạn mức giao đất ở, quy định nghĩa vụ tài chính về đất... Trong thời gian ngắn các văn bản pháp luật thay đổi nhiều lần, chưa thống nhất nên khó áp dụng, nhiều điểm quy định không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc tính toán bồi thường giữa cơ quan thi hành nhiệm vụ và đối tượng được hưởng chế độ bồi thường.
Do quá trình lịch sử quản lý đất đai trước đây có nhiều vấn đề bất cập (nhất là sai phạm trong giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai trong một thời gian dài không được xử lý dứt điểm cộng với tình trạng lưu trữ hồ sơ (chủ yếu dạng giấy) không thực hiện tốt gây khó khăn rất lớn cho quá trình xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất.
Kết quả áp dụng pháp luật đất đai để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ phát sinh hiện tượng tiêu cực là nếu người nào chấp hành tốt pháp luật đất đai trong quá khứ thì sẽ thiệt thòi khi bồi thường so với người không chấp hành tốt dẫn đến so bì, khiếu kiện. Ví dụ, nếu 01 hộ gia đình trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có đơn xin giao đất tại vùng nông thôn của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thì được giao 200 m2 đất ở (hạn mức giao đất ở tại thời kỳ này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế) và nếu hộ này chấp hành tốt thì họ nộp tiền và sau đó được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, bị thu hồi đất hộ này được bồi thường 200m2 đất ở. Ngược lại, nếu có một hộ gia đình lấn chiếm đất công cũng tại địa bàn nông thôn trước năm 1993 và đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi cùng bị thu hồi họ sẽ được bồi thường 400m2 đất ở cộng với nếu trong hộ gia đình có từ nhân khẩu thứ 5 trở lên họ được bồi thường thêm 100m2 đất ở (nếu diện tích thửa đất bị thu hồi còn diện tích).
Chính sách về đất đai trong bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất còn nhiều bất cập (đặc biệt là chính sách về giá đất). Thực tế chính sách bồi thường đối với đất
ở tại một số nơi còn chênh lệch quá lớn so với giá thị trường, làm cho công dân cảm thấy thiệt thòi và không công bằng.
Hiểu biết về pháp luật nói chung cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế nên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng, vượt quá quy định pháp luật, có trường hợp thuộc về cơ chế chính sách không giải quyết được như đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng, đòi lại đất do Nhà nước quản lý nhưng công dân vẫn gửi đơn đến nhiều cấp, nhiều ngành không đúng thẩm quyền giải quyết. Một số trường hợp nghe theo lời kích động, xúi dục của phần tử xấu dẫn đến bức xúc khiếu kiện; một số đối tượng do đòi hỏi quyền lợi cá nhân, mặc dù đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần, đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng vẫn cố tình không chấp hành, lợi dụng tính dân chủ của pháp luật vận động lôi kéo, kích động người khác viết đơn khiếu nại hoặc khiếu nại gửi nhiều cấp nhiều ngành và các cơ quan thông tin, báo chí nhằm gây dư luận xấu làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện Phong Điền.
Do tính đa dạng, phức tạp và thường xuyên biến động về chủng loại, giá trị của tài sản trên đất như nhà ở, công trình xây dựng, các loại cây cối, vật nuôi nên khó có một bảng đơn giá cụ thể, chính xác và phù hợp theo từng thời kỳ.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại cho công dân nói chung chưa được thực hiện một cách tích cực, hình thức và phương pháp tuyên truyền không đổi mới, đối tượng tiếp thu không lĩnh hội được nội dung cần tuyên truyền, hiệu quả công tác tuyên truyền đạt được chưa cao. Chính vì vậy, nhận thức của đại bộ phận nhân dân về chính sách, pháp luật, đặc biệt là pháp luật về khiếu nại và đất đai còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, nhưng cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật, vẫn tiếp tục khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi theo ý muốn chủ quan của mình. Trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn nhiều yếu kém trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại; còn có biểu hiện ngại va chạm, né
tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan cấp trên; nhiều vụ việc giải quyết chưa kịp thời, xem xét giải quyết còn cứng nhắc, chưa thấu tình đạt lý.
Do buông lỏng quản lý đất đai ở một số địa phương, để công dân tự ý lấn chiếm sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật dẫn đến xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, một bộ phận CB, CC cơ sở năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến sai phạm, đặc biệt ở lĩnh vực quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Do công tác khảo sát, xây dựng chính sách bồi thường, bảng giá, đơn giá bồi thường của các cơ quan nhà nước chưa thực hiện tốt dẫn đến những bất cập trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ.
Việc thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nhiều nơi không đúng quy định, như không công khai hoặc công khai không đầy đủ quy hoạch sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất, không thông báo trước kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người bị thu hồi đất.
Có trường hợp trong quá trình giải quyết do chủ quan, dẫn đến đánh giá chứng cứ và áp dụng văn bản pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại không