Tiềm năng phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch tại tỉnh bắc ninh (Trang 47)

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình: Bắc Ninh có địa hình đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng, do nằm ở vùng chuyển tiếp với vùng trung du nên trên địa bàn tỉnh vẫn có diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Địa hình đồng bằng đã hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình mang đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Với địa hình này, Bắc Ninh đã tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền

thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc có sức hấp dẫn lớn với du khách. Địa hình đồi núi cũng góp phần quan trọng cho tiềm năng du lịch của tỉnh. Tuy không tạo đƣợc những cảnh quan đặc sắc nhƣng nó đã làm giảm đi sự đơn điệu của địa hình đồng bằng và nơi đây đã hình thành nên nhiều di tích văn hóa tâm linh quan trọng gắn liền với các khu vui chơi, giải trí sinh thái thu hút du khách.

- Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Thời tiết đƣợc chia thành 4 mùa cơ bản hài hòa đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo thời gian trong năm. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra đƣợc ổn định.

- Sông ngòi: Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn là sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có một số con sông nhỏ chảy qua nhƣ sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Cẩm Giàng… và nhiều kênh, mƣơng khác. Sông ngòi ở Bắc Ninh có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Nơi các dòng sông chảy qua đã hình thành nên những làng mạc trù phú có lịch sử phát triển lâu đời, chính nơi đây cũng đã hình thành nên các di tích lịch sử văn hóa, các truyền thuyết dân gian, các làng nghề truyền thống… tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt dọc theo các dòng sông. Đó là nguồn tài nguyên quý giá có giá trị để khai thác, hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc sắc. Có thể nói, hệ thống sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị nhất trên địa bàn tỉnh không chỉ vì giá trị bản thân của hệ thống này với giao thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nƣớc mà còn có khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo ra các sản phẩm du lịch tổng hợp mang giá trị đặc trƣng của du lịch Bắc Ninh.

-Thảm thực vật: Là địa phƣơng có diện tích rừng rất nhỏ, chủ yếu là rừng phòng hộ đƣợc trồng trên các khu vực đồi núi nên có giá trị không lớn cho việc phát triển du lịch, ngoại trừ một số diện tích rừng thuộc khu vực đồi

núi gắn liền với các di tích có tiềm năng trong phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phƣơng hình thành, mang đặc trƣng của nền văn minh lúa nƣớc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là trung tâm vùng Kinh Bắc cổ xƣa. Đây thực sự trở thành tài nguyên du lịch thế mạnh của tỉnh với hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hết sức đa dạng và phong phú bậc nhất cả nƣớc. Tiêu biểu cho hệ thống tài nguyên đó phải kể đến:

- Các di tích lịch sử văn hóa

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1259 điểm di tích. Trong đó có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng gồm 191 di tích đƣợc công nhận là di tích quốc gia và 237 di tích đƣợc công nhận di tích cấp tỉnh. So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc thì Bắc Ninh đƣợc đánh giá là tỉnh có số lƣợng di tích vào loại cao nhất cả nƣớc. Nổi bật trong các di tích của tỉnh là hệ thống đình, chùa, đền, miếu. Đặc biệt trong số hệ thống di tích của tỉnh có 4 di tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm:

- Chùa Dâu: tên chữ là Diên Ứng tự, Pháp Vân tự hay Cổ Châu tự. Chùa nằm ở xã Thanh Khƣơng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Đây là trung tâm cổ xƣa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa là một danh lam cổ tự bậc nhất không chỉ xứ Kinh Bắc mà là cả trời Nam. Kiến trúc của chùa còn đến ngày nay đƣợc dựng dƣới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Chùa còn lƣu giữ nhiều hiện vật, tƣ liệu quý có giá trị lịch sử, nghệ thuật. Chùa Dâu gắn liền với các sự tích truyền thuyết về Tứ pháp thể hiện khát vọng cao đẹp của cƣ dân Việt từ ngàn đời nay.

- Chùa Bút Tháp: tên chữ là Ninh Phúc Tự nằm ở bên bờ Nam sông Đuống thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa là một

công trình kiến trúc có quy mô lớn và hoàn hảo của Thế kỉ XVII đƣợc bảo lƣu nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong chùa còn lƣu giữ bảo vật quốc gia tƣợng Phật Bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn “độc nhất vô nhị” trong hệ thống tƣợng pháp ở Việt Nam. Ngoài ra các công trình kiến trúc đặc sắc của chùa còn phải kể đến tòa cửu phẩm liên hoa, tòa tháp bút, cầu đá và hệ thống tƣợng thờ cũng nhƣ hoa văn điêu khắc trang trí trong chùa.

- Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý ( Đền Đô ). Vƣơng triều Lý đƣợc lịch sử biết đến là vƣơng triều mở đầu khai sáng nền văn minh Đại Việt và kinh đô Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Khu di tích nằm ở phƣờng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, quê hƣơng của các vị vua triều Lý. Đền còn có tên gọi là Đền Lý Bát Đế - nơi thờ phụng tám vị vua triều Lý. Đền đƣợc khởi dựng từ năm 1030 bởi vua Lý Thái Tông khi ngài về quê làm giỗ vua cha Lý thái Tổ. Đền rộng 31.250 m2 với trên 20 hạng mục công trình đƣợc chia làm 2 khu vực nội thành và ngoại thành. Tất cả đều đƣợc xây dựng công phu, chạm khắc tinh xảo, tài nghệ . Di tích đã và đang trở thành điểm thu hút du khách và là địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc.

- Chùa Phật Tích: tên chữ là Vạn Phúc tự, nằm ở sƣờn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa đƣợc hình thành sớm và đƣợc xây dựng hoàn chỉnh vào thời nhà Lý. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc Phật giáo thời nhà Lý. Trong chùa còn lƣu giữ bảo vật quốc gia tƣợng Phật A-di-đà bằng đá xanh cổ nhất miền Bắc và nhiều hiện vật có giá trị khác tiêu biểu cho lịch sử, văn hóa thời Lý. Chùa cũng gắn liền với nghệ thuật văn hóa dân gian của vùng quê Kinh Bắc. Hiện nay chùa đã đƣợc trùng tu, mở rộng với quy mô lớn kết hợp với hệ thống núi, đồi tự nhiên sẵn có để trở thành khu du lịch văn hóa tâm linh lớn.

Ngoài 4 di tích nổi bật nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn nhiều di tích quan trọng đã và đang trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch nhƣ: Văn miếu Bắc Ninh, Thành cổ Bắc Ninh, Cụm di tích Cổ Mễ với Đền Bà Chúa Kho,

Chùa Dạm (Thành phố Bắc Ninh). Đình Đình Bảng, Chùa Tiêu, Khu lƣu niệm Tổng bí thƣ Nguyễn Văn Cừ (Thị xã Từ Sơn). Cụm di tích vùng Lim, Đình Tam Tảo (Tiên Du). Đình đền Văn Môn (Yên Phong). Đền thờ Lê Văn Thịnh, Đền thờ Cao Lỗ (Gia Bình). Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Lăng và đền thờ Sĩ Nhiếp, Thành cổ Luy Lâu, Chùa Linh Ứng (Thuận Thành)…[20].

- Các làng nghề thủ công truyền thống

Bắc Ninh từ xƣa đã nổi tiếng cả nƣớc với nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời. Làng nghề thủ công ở Bắc Ninh thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông lâm sản, ẩm thực, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ lao động đến các sản phẩm mỹ nghệ, nghệ thuật, các sản phẩm phục vụ hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, lễ hội, các nghề xây dựng, điêu khắc đình, chùa, đền, miếu… Đến nay , toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề thủ công truyền thống. Trong số đó hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống. Đây cũng đƣợc coi là thế mạnh để phát triển du lịch của tỉnh. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Bắc Ninh nhƣ: Làng trang dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ), Làng đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn), Làng tơ tằm Vọng Nguyệt (Yên Phong), Làng dệt Tam Tảo (Tiên Du)… Nhiều làng nghề, nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu nhất là nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Đây là một làng nghề mà giá trị tinh thần văn hóa cao hơn giá trị kinh tế, là nét tiêu biểu của nghệ thuật hội họa truyền thống dân gian Việt Nam. Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp trong và ngoài nƣớc không chỉ bởi chất liệu đặc biệt với phƣơng pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung phong phú. Nhìn vào một bức tranh, ngƣời xem có thể cảm nhận đƣợc những hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đời

sống của ngƣời nông dân Bắc Bộ với màu sắc tƣơi tắn, hình ảnh đƣờng nét tuy đơn giản nhƣng rất sống động [20].

- Các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian

Bắc Ninh là mảnh đất của thi ca, nơi có những làn điệu dân ca quan họ vang, dền, nền, nảy, đằm thắm mƣợt mà làm say đắm lòng ngƣời. Dân ca quan họ Bắc Ninh là đặc trƣng nổi bật, đặc sắc đƣợc coi là biểu tƣợng cho văn hóa tinh thần của vùng quê Kinh Bắc. Đây là loại hình nghệ thuật có cách hát không giống với các loại hình dân ca khác nhƣng theo nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian, nghệ thuật hát quan họ đã đƣợc các nghệ nhân tiếp thu, phát triển từ nhiều loại hình dân ca khác nhau ở các vùng miền trong nƣớc để sáng tạo ra lối hát với đặc điểm và phong cách riêng rất dễ quen thuộc với ngƣời dân. Cũng giống nhƣ các loại hình dân ca khác, dân ca quan họ không có nhạc đệm kèm theo mà đòi hỏi ngƣời hát phải có kỹ thuật khi hát. Hát quan họ có nhiều hình thức hát khác nhau: hát thờ, hát hội, hát thi, hát canh. Ở mỗi hình thức hát khác nhau sẽ có quy định về lề lối, kỹ thuật, nguyên tắc hát khác nhau. Ngoài ra gắn liền với câu ca quan họ còn có các yếu tố văn hóa khác tạo nên không gian văn hóa quan họ đó là trang phục quan họ, ẩm thực quan họ, không gian biểu diễn quan họ và những quy tắc giao tiếp giữa liền anh với liền chị quan họ với những phong tục khác nhau. Một trong những nét văn hóa đặc biệt của văn hóa quan họ là tục kết chạ quan họ. Khi tìm hiểu về văn hóa quan họ, du khách không chỉ đƣợc nghe những câu ca quan họ mà còn sẽ tìm hiểu về nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xă của cƣ dân nông nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ƣớc UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca Trù đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Cùng với loại hình nghệ thuật tiêu biểu trên, mảnh đất, con ngƣời Bắc Ninh còn lƣu giữ kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng. Đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ nghệ thuật Hát Trống quân làng Bùi Xá (Thuận Thành), đây cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Nghệ thuật chèo, tuồng, ca trù… cũng đƣợc phổ biến rộng rãi trong các làng quê [20].

- Các lễ hội truyền thống

Bắc Ninh đƣợc coi là xứ sở của lễ hội. Đây là đối tƣợng du lịch văn hóa tiêu biểu luôn thu hút khách của tỉnh. Lễ hội ở Bắc Ninh đƣợc diễn ra quanh năm và tập trung nhất vào mùa xuân. Tính đến nay, trong số khoảng 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 40 lễ hội quan trọng, đƣợc duy trì hàng năm. Trong đó có 10 lễ hội lớn có ý nghĩa và có tầm ảnh hƣởng đến ngành du lịch nhƣ: Hội Lim, Hội Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Hội chùa Dâu, Hội Đền Đô, Hội làng Đồng Kỵ, Lễ hội làng Diềm… Các lễ hội đƣợc tổ chức luôn gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa là dịp để tƣởng nhớ, tôn vinh các vị danh nhân góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc. Các lễ hội cũng luôn gắn liền với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc của cƣ dân địa phƣơng [20].

- Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

Đến với Bắc Ninh, du khách sẽ đến với vùng văn hóa ẩm thực đặc trƣng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ nhƣ bánh Phu thê (Từ Sơn), bánh Khúc làng Diềm, Nem Bùi, Đậu phụ Trà Lâm (Thuận Thành)…

2.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

2.1.3.1.Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở, ngành liên quan)

Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nƣớc. Du lịch là hoạt động liên ngành, liên lĩnh vực và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh

không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác nhƣ sau:

- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

- Sở Công thƣơng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tƣ: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, tôn tạo, bảo tồn và xây mới các điểm du lịch địa phƣơng.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an tỉnh: Đảm bảo cho sự an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho việc phát triển du lịch.

- Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng ...

Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các ngành khác trong xã hội. Quản lý nhà nƣớc về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên quan và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng.

2.1.3.2.Hệ thống các cơ quan quản lý theo chiều dọc

Theo Luật Du lịch (Trích Điều 73, 74, 75 trong Luật Du lịch năm

2017) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch theo chiều dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng gồm có:

- Bộ VHTT& DL; - Tổng cục Du lịch;

- Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh;

- Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh là cơ quan chủ quản phụ trách QLNN và tham mƣu ban hành, thực hiện chính sách về Du lịch trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch tại tỉnh bắc ninh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)