Giải pháp về tuyên truyền phổ biến chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch tại tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

Du lịch thể hiện tính xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cƣ, vai trò của cộng đồng dân cƣ rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch vừa là đối tƣợng phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trƣờng xã hội cho du lịch phát triển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là các quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để vừa góp phần đƣa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trƣờng hoạt động du lịch lành mạnh; vừa nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng nhƣ nhận thức về yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch bền vững trong tình hình mới.

Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ ở các khu, điểm du lịch là rất cần thiết. Thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung một số giải pháp sau:

- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch vào các chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Phối hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trƣờng tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nhƣ: vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, bàn hàng lƣu niệm và các dịch vụ khác... cần hƣớng dẫn, khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác nhƣ: lƣơng thực, thực phẩm, sản xuất hàng lƣu niệm.

- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đầu tƣ cho chƣơng trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng về phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, đào tạo và sử dụng lao động địa phƣơng vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý (tại các Ban quản lý di tích, các điểm du lịch...).

- Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân cần phải tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn rất cụ thể cho ngƣời dân cách đón tiếp, phục vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt của từng khu du lịch.

Cần tập trung tuyên truyền tại những khu vực có tiềm năng du lịch về các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững đến đông đảo nhân dân một cách nghiêm túc.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức nhƣ: xây dựng chuyên mục trên ĐàiPhát thanh-Truyền hình của tỉnh, đăng tải nội dung trên Báo Bắc Ninh, tạp chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ... Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo chuyên đề, đƣa vào chƣơng trình giáo dục các bậc học về thái độ đối với môi trƣờng thiên nhiên, thái độ và cách ứng xử thân thiện với khách du lịch... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn, súc tích tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch.

- Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập.

- Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch; cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhƣ hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch, chú trọng vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích cộng đồng dân cƣ nơi có dự án để cải thiện cuộc sống nhân dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển du lịch tại tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)