Xác định đƣợc vai trò cũng nhƣ vị trí quan trọng của việc liên kết trong phát triển du lịch. Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí biên bản thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch đặc biệt là các tỉnh, thành phố là trung tâm du lịch lớn trong vùng nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lạng Sơn... Cùng với các địa phƣơng, Bắc Ninh đã tích cực triển khai liên kết, hợp tác trong công tác QLNN, xúc tiến quảng bá, đầu tƣ xây dựng sản phẩm mới, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Đặc biệt trong năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 vừa qua, Bắc Ninh đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng, với điểm nhấn là việc tổ chức Chƣơng trình nghệ thuật “ Về miền Quan họ” và phối hợp tham gia nhiều hoạt động khác của Năm Du lịch quốc gia 2013.
Cùng với đó, hàng năm, UBND tỉnh cũng tích cực chủ động có các buổi làm việc, tiếp xúc với các cơ quan đơn vị của Bộ VHTT&DL, Tổng cục du lịch và nhiều địa phƣơng trong và ngoài nƣớc nhằm thúc đẩy sự gắn kết tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
2.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao
Để đạt đƣợc các chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Bắc Ninh đặt ra thì việc đầu tƣ đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu không có đầu tƣ hoặc đầu tƣ không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua, tổng vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch có bƣớc phát triển nhanh chóng. Tỉnh đã quan tâm đầu tƣ vào các điểm du lịch trọng điểm nhƣ Khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng với tổng mức đầu tƣ trên 500 tỉ đồng, các khu di tích quan trọng khác cũng
luôn đƣợc cấp ngân sách tu bổ định kỳ bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tƣ vào trong các lĩnh vực khác nhau góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Đặc biệt trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh đã xác định rõ định hƣớng đầu tƣ vào du lịch nhƣ sau:
- Lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
+ Đầu tƣ vào lĩnh vực hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
+ Đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.
+ Đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao và mua sắm phục vụ du lịch.
+ Đầu tƣ tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.
+ Đầu tƣ vào các lĩnh vực: Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch.
- Các nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách Nhà nƣớc dành cho đầu tƣ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung...
+ Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tƣ tƣ nhân, vốn đầu tƣ FDI, ODA) là nguồn vốn chính đầu tƣ phát triển du lịch Bắc Ninh.
2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của du lịch trên thị trƣơng khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch, Nhà nƣớc ta cần tăng cƣờng tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch. So với một số điểm du lịch khác ở nƣớc ta, du lịch
Bắc Ninh có nhiều tiềm năng về tài nguyên nhƣng chƣa phát huy đƣợc lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Bắc Ninh phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch.
Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm. Nguồn nhân lực du lịch đƣợc coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trƣơng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo Đề án phát triển của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến năn 2020, định hƣớng đến năm 2030.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh đã chủ động tham mƣu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dƣỡng kiến thức DL cộng đồng cho nhân dân địa phƣơng nơi có khu, điểm du lịch. Từ năm 2010 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn nhƣ: Khoa Du lịch Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội… tổ chức đƣợc 10 lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho trên 500 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm gần 60% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 300 lao động; nghiệp vụ hƣớng dẫn viên, thuyết minh cho 150 lao động; đào tạo ngoại ngữ trình độ A và B cho 150 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lƣợng lao động trực tiếp làm DL đã đƣợc tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã
cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cƣờng khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh du lịch Bắc Ninh trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2015 - 2018, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã mở, tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 3lớp đào tạo tiếng giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại các khu, điểm du lịch trên đại bàn tỉnh; 8 lớp bồi dƣỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho gần 1000 cán bộ và nhân viên làm du lịch tại xã có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trên đại bàn tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh cũng tổ chức nhiều buổi tƣ vấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn du lịch, công ty lữ hành trong nƣớc và quốc tế. Một trong những đặc điểm của du lịch Bắc Ninh là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố đan xen và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cƣ. Nên số lƣợng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay chiếm tỷ trọng khá lớn, với trên 5.000 lao động, chiếm 2/3 tổng số lao động làm du lịch. Nhƣng hầu hết chƣa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử qua quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế, làm ảnh hƣớng xấu đến hình ảnh và chất lƣợng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch, đến nay đã có 50 lƣợt cán bộ các của khách sạn, nhà hàng trong tỉnh đƣợc tham gia các lớp học về chế biến món ăn, 30 học viên tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch, 75 hƣớng dẫn viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Nhìn chung công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Bắc Ninh trong những năm qua đã dần đƣợc hoàn thiện cả về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch[19]. Trong những năm tới, công tác này cần đƣợc tiếp tục phát
huy để ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của ngành nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
2.2.6. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực thi chính sách
Công tác kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch luôn đƣợc duy trì thƣờng xuyên có sự phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phƣơng trong đó lực lƣợng lòng cốt là thanh tra Sở VHTT&DL nhằm phát hiện kịp thời các vi phạm trong quá trình thực thi chính sách, đồng thời chấn chỉnh, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật và xây dựng môi trƣờng du lịch của tỉnh đƣợc văn minh, từng bƣớc làm hài lòng du khách.
Do đặc điểm các khu vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tập trung ở nhiều khu vực khác nhau và có khoảng cách tƣơng đối xa. Các chủ đầu tƣ và khai thác dịch vụ du lịch là các nhà đầu tƣ nhỏ, chất lƣợng dịch vụ tƣơng đối thấp. Việc kinh doanh tại các khu du lịch và lễ hội truyền thống còn nhiều bất cập, nhất là trong việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc về việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, sử dụng ngƣời lao động chƣa qua đào tạo nghiệp vụ. Vào thời điểm lễ hội đầu năm đông khách, các đơn vị kinh doanh tự nâng giá, ép giá gây rất nhiều bất bình trong du khách nhất là trong những lễ hội nổi tiếng nhƣ Hội Lim, hội Đền Bà Chúa Kho…
Nhằm hạn chế tình trạng trên, UBND tỉnh đã vào cuộc, tăng cƣờng công tác chỉ đạo cho Đoàn Liên ngành kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo UBND các huyện trong tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành và Đội Kiểm tra liên ngành về kinh doanh du lịch tại địa phƣơng để chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Đặc biệt lắp đặt các hệ thống biển báo về đƣờng dây nóng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại những khu vực tập trung đông ngƣời, tại các khu du lịch tâm linh nổi tiếng. Việc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để
kiểm tra, xử lý tình trạng bán hàng rong, ăn xin, bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, cò mồi, đeo bám, khấn thuê, chèo kéo khách làm mất vệ sinh môi trƣờng…; chỉ đạo các khu di tích xây dựng quy chế quản lý, quy hoạch đảm bảo vệ sinh môi trƣờng…
Nhận thức rõ đƣợc vai trò của việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh hàng năm đều chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mƣu cho UBND tỉnh tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá hiệu quả, những tác động của các chính sách phát triển du lịch của tỉnh để từ đó có những điều chỉnh, thay đổi nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh, nâng cao thu nhập, đời sống cho ngƣời dân.
Bên cạnh đó trong giai đoạn 2015 - 2018, HĐND tỉnh cũng đã tổ chức 3 cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Năm 2015, giám sát chuyên đề với nội dung “giám sát công tác thực hiện thu thuế và các chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh đối với Cục Thế tỉnh”; Năm 2017, giám sát chuyên đề với nội dung “giám sát trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Quế Võ trong quản lý nhà nƣớc về du lịch và công tác bảo tồn, duy tu di tích lịch sử trên địa bàn huyện Quế Võ”; Năm 2018, giám sát chuyên đề với nội dung “giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực vận tải du lịch trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. Thông qua kết quả các cuộc giám sát nêu trên, HĐND tỉnh đều ban hành các Nghị quyết nhằm tạo động lực cho các hoạt động phát triển du lịch và sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh đã không còn phù hợp, là rào cản của sự phát triển du lịch.
2.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách về phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh về phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, với sự phấn đấu của chính quyền và nhân dân trong tỉnh, công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch đã có bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển.
Một là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh có tiến bộ hơn. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với du lịch trên địa bàn tỉnh.
Hai là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phƣơng pháp và tổ chức thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của mình sát với thị trƣờng và phù hợp với định hƣớng phát triển chung của địa phƣơng. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật đƣợc tỉnh chú trọng quan tâm, đã tập trung đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm nhờ đó đã khắc phục đƣợc một phần đầu tƣ dàn trải gây lãng phí.
Ba là, công tác sắp xếp đổi mới tổ chức bộ máy QLNN đối với du lịch đƣợc thực hiện đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với du lịch.
Bốn là, công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đƣợc tăng cƣờng đã tạo điều kện nâng cao kiến thức về du lịch cho lực lƣợng lao động ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra đối với du lịch đƣợc duy trì thƣờng xuyên, góp phần ổn định thị trƣờng, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, giữ gìn kỉ cƣơng pháp luật trong hoạt động du lịch.
Sáu là, công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác du lịch đƣợc đẩy mạnh dƣới nhiều hình thức, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách thu hút du khách và thu hút đầu tƣ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới hoàn thành