7. Kết cấu của luận văn:
1.4. Kinh nghiệ mở một số địa phương:
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thực tế, do có chính sách hấp dẫn hơn so với các địa phương khác nên thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được đông đảo lược lượng có trình độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học,….từ các địa phương khác trong Nam, ngoài Bắc về phục vụ. Nhưng dần dần các chính sách đó đã giảm sự hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các địa phương khác cũng đã có những chính sách hấp dẫn hơn. Nên đội ngũ này đã bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các địa phương khác thu hút.
Do vậy, thành phố đã ban hành quy định về chính sách sách đối với một số người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Chẳng hạn như tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu; trả lương đúng với tài năng và trình độ, được ưu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong đơn vị doanh nghiệp từ cấp trưởng phòng, ban trở lên; người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn giảm; những người ở xa thành phố được bố trí nơi ở không phải trả tiền thuê; bố trí phương tiện đi lại thuận tiện; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu được trợ cấp hàng tháng,… Với chính sách chiêu hiền đãi sỹ như trên, thành phố đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển để trở thành một trung tâm mạnh của cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ:
Ngày 28/12/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành quyết định số 50/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quyết định thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2007 - 2011). Theo đó, thành phố Cần Thơ cũng quy định mức trợ cấp ban đầu cho các đối tượng có bằng đại học trở lên với các mức khác nhau. Có một số điểm đáng lưu ý trong chính sách của thành phố Cần Thơ so với thành phố Đà Nẵng là:
- Về đối tượng thu hút: ngoài những đối tượng là Giáo sư, Phó Giáo sư, Bác sĩ - Dược sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ, Cử nhân đại học, Cần Thơ cũng thu hút Bác sĩ chuyên khoa I với mức trợ cấp 25 triệu đồng/lần (30 triệu đồng nếu có ít nhất 05 năm kinh nghiệm);
Đặc biệt Cần Thơ có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị của thành phố Cần Thơ như sau: + Nếu thuộc diện quy hoạch đào tạo thì ngoài việc được hưởng các chế
độ đào tạo, bồi dưỡng theo qui định của Bộ Tài chính sau khi có học vị được thưởng một lần: Tiến sĩ: 45 triệu đồng/người, Thạc sĩ: 35 triệu đồng/người, Bác sĩ chuyên khoa II: 35 triệu đồng/người, Bác sĩ chuyên khoa I: 30 triệu đồng/người.
+ Nếu không thuộc diện quy hoạch nhưng tự túc kinh phí đào tạo nâng cao trình độ sau đại học với chuyên ngành phù hợp công việc đang làm; đi học theo các chương trình, dự án ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước (được thủ trưởng cơ quan chấp thuận), có cam kết làm việc sau đào tạo theo quy định của Thành phố, độ tuổi sau khi có học vị còn phục vụ ít nhất 05 năm thì được thưởng một lần sau khi có học vị với số tiền: Tiến sĩ: 45 triệu đồng/người, Thạc sĩ: 35 triệu đồng/người, Bác sĩ chuyên khoa II: 35 triệu đồng/người, Bác sĩ chuyên khoa I: 30 triệu đồng/người.
- Về mức trợ cấp: đối với từng đối tượng thu hút, mức trợ cấp chia thành hai mức khác nhau tùy kinh nghiệm công tác;
- Về thủ tục tuyển dụng: Đối tượng thu hút được tiếp nhận hồ sơ trên cơ sở nhu cầu của các cơ quan, đơn vị đăng ký và phải được Hội đồng tuyển chọn cấp thành phố đánh giá, thẩm định trước khi ra Quyết định tuyển dụng và bố trí công tác.
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương:
Việc thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương được thực hiện theo Quyết định 133/2006/QĐ-UB ngày 16/08/2006 với một số chính sách khác biệt với thành phố Đà Nẵng như:
- Đối với những người được đào tạo sau đại học: mức trợ cấp ban đầu sẽ khác nhau tùy hạng tốt nghiệp và nơi tốt nghiệp, ví dụ: Thạc sĩ trong nước được trợ cấp 15 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 4
triệu đồng; tốt nghiệp ở nước ngoài được 20 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 6 triệu đồng;
- Đối với những chức danh, ngành nghề tỉnh đang cần nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn sẽ được UBND tỉnh xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng (áp dụng cho cả cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh);
- Có hình thức hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định cho một công việc cụ thể theo yêu cầu của UBND tỉnh với mức thù lao thỏa thuận nhưng không quá:
+ Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I : 4.000.000 đồng/ tháng.
+ Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II : 6.000.000 đồng/ tháng.
+ Thạc sỹ : 7.000.000 đồng/ tháng.
+ Tiến sỹ, Phó giáo sư : 10.000.000 đồng/ tháng.
+ Giáo sư : 12.000.000 đồng/ tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có chương trình, đề tài, dự án ứng dụng khoa học cấp tỉnh được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá đạt kết quả xuất sắc và được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được hỗ trợ không quá 20.000.000 đồng/đề án.
1.4.4. Bài học rút ra đối với thành phố Đà Nẵng:
Đối với vấn đề thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công thì mỗi quốc gia, địa phương thường dựa vào đặc điểm, lợi thế của đất nước mình để xây dựng các chính sách phù hợp. Nhưng hầu hết các quốc gia, các địa phương đều cố gắng hướng tới ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao vốn có trong nước và địa phương. Bởi lẽ, một quốc gia, địa phương không thể thực hiện thành công chính sách thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao nếu họ không sử dụng sẵn có nguồn lực của mình và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài nếu có cơ hội. Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng không ngoại lệ. Để chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công mang lại hiệu lực, hiệu quả, cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
Xây dựng một cơ chế mở trong tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chẳng hạn như: Không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt hộ khẩu.
Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao, việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, những văn bản này không chỉ là cơ sở cho việc tuyển dụng mà còn sử dụng và đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cần chú trọng đến công tác đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều hình thức đa dạng. Có thể đánh giá nguồn nhân lực dựa trên hiệu quả công việc được hoàn thành, đây là phương pháp đánh giá khách quan, công bằng.
Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài, đặc biệt quan tâm đến chế độ tiền lương, hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Việc trả lương có thể áp dụng tiêu chuẩn thị trường để xác định mức lương cơ bản cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài các hình thức đãi ngộ trược tiếp với nguồn nhân lực chất lượng cao cần quan tâm đến chế độ ưu đãi đối với người thân của các đối tượng như: tạo việc làm cho vợ hoặc chồng, chế độ phụ cấp cho người nuôi bố mẹ già, ưu tiên chọn trường học cho con cái của các đối tượng thu hút,….
Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao một cách phù hợp: Đầu tư dài hạn cho những công chức trẻ xuất sắc, có năng lực chuyên môn, tạo sự tin tưởng, dám giao trọng trách cho đội ngũ trẻ. Đối với nguồn nhân
lực chất lượng cao có triển vọng theo hướng từ thấp đến cao, trước tiên cho quản lý một lĩnh vực thuần túy, sau một vài năm học chuyển lên quản lý, lãnh dạo cao cấp. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn loại bỏ những nhân lực không đáp ứng được công việc đặt ra.
Cần triển khai các chương trình, đề án nhỏ hơn, cụ thể hơn trong khuôn khổ nội dung chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để xác định rõ từng đối tượng và các mục tiêu cụ thể cần đạt được, đem lại thành công cho chính sách.
Duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng nhân tài, việc thanh tra, kiểm tra không những góp phần hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng mà còn làm trong sạch bộ máy làm công tác tuyển dụng.
Tiểu kết chương 1:
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong khu vực công. Trong khuôn khổ nội dung của chương 1, luận văn đã trình bày những nội dung cần thiết về cơ sở lý luận của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó làm rõ thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao, những đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao để phân biệt với nguồn nhân lực phổ thông, tầm quan trọng của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận văn khẳng định sự cần thiết thu hút lực lượng này vào làm việc cho khu vực công và nêu rõ các nội dung của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận văn cũng đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công.Vì vậy, khi xây dựng và thực thi chính sách cần xem xét các yếu tố này để có các cách thức, giải pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cho chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công.
Những cơ sở lý luận được phân tích, tổng hợp ở chương 1 là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công ở thành phố Đà Nẵng trong chương 2 và chương 3.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Nẵng:
2.1.1.Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc.
Khí hậu:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7.
Địa hình:
Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố.
Diện tích - Dân số:
Diện tích tự nhiên: 1.283,4 km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân số: 1.047.000 người (2015)
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:Vị trí chiến lược: Vị trí chiến lược:
Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC): Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.
Đà Nẵng - Cửa vào của các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “Con đường di sản thế giới” kết nối các di sản thế giới ở miền Trung - Việt Nam.
Chính nhờ ưu thế về vị trí chiến lược mà thành phố Đà Nẵng được nhà nước lưu tâm tạo thuận lợi phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Nhờ đó mà sức hút với các nguồn nhân lực trong nước và cả nước ngoài đổ về Đà Nẵng tạo sự thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công. Tăng cường số lượng người thu hút sẽ tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công qua việc tuyển chọn và sàng lọc các ứng viên thích hợp nhất.
Cơ sở hạ tầng:
Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm. Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.
Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam.
Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn thông lớn của Việt Nam
Hệ thống cấp điện, cấp nước:
- Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam.
- Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm vào năm 2020.
Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng là một phần rất quang trọng trong việc thu