7. Kết cấu của luận văn:
2.2. Thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân lựcchất lượng cao:
2.2.1. Các văn bản pháp luật về thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao vào khu vực công: cao vào khu vực công:
Việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một nội dung quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó tỉnh đã ban hành 01 Chương trình hành động, 01 Nghị quyết, 01 thông báo, 02 Công văn và 06 Quyết định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học tham gia công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, văn bản gồm:
- Thành ủy Đà Nẵng ban hành chương trình hành động số 01/CTr-TU ngày 15/12/1997 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 93/CV-UB ngày 17-01 năm 1998 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp Đại học Loại giỏi, khá chưa có việc làm. Đây được xem là cơ sở đầu tiên của thành phố về việc thu hút nhân lực về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố quản
lý.
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 86/2000/QĐ- UBND ngày 02/8/2000 về thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thành phố Đà Nẵng.
- Công văn số 28/UBND-TCCQ ngày 01/7/2002 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi.
- Thông báo số 55/TB-UBND ngày 25/9/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tiếp nhận và bố trí các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 99/2006/QĐ-UBND ngày 01/1/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về quy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực cho đến ngày 01/01/2008.
- Quyết định số 34/2007/ QĐ-UBND ngày 28/6/2007 quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý. Theo đó, thành phố thực hiện tiếp nhận đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý.
- Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND. - Đà Nẵng dần trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung - Tây nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ngày 18/6/2010 ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND quy định về việc tiếp nhận, bố trí công tác và chính sách ưu đãi đối vói những người tự nguyện đến làm việc tại các cơquan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Với quyết định này, thành phố đã hướng đến việc tiếp nhận đổi tượng thu hút trình độ cao với mục tiêu chọn một số ngành mũi nhọn của thành phố, tiêu chuẩn để tiếp nhận được cụ thể hơn. Chính sách tiếp nhận đối tượng thu hút được nâng cao hơn trước, thực hiện
việc sàng lọc đối tượng tiếp nhận thông qua hình thức phỏng vấn và quy định trách nhiệm của các cơ quan trong tiếp nhận, sử dụng cũng rõ ràng hơn.
2.2.2. Các nội dung cụ thể của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng: chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng:
Tuyển dụng nhân lực chất lượng cao:
- Giáo sư, phó giáo sư;
- Tiến sỹ, thạc sỹ, bác sĩ - dược sĩ chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú; - Người tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp đặc biệt do UBND Thành phố quyết định.
Lĩnh vực thu hút:
Theo Quyết định 17/2010/QĐ-UBND, hàng năm UBND Thành phố sẽ ban hành danh mục ngành nghề cần tiếp nhận, bố trí công tác. Năm 2010, Thành phố đang tập trung thu hút nhân lực để bố trí cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong các lĩnh vực sau: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; nhóm ngành xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường); quản lý đô thị; nhóm ngành y tế, hành chính, nhóm ngành luật (hành chính, dân sự, quốc tế, thương mại quốc tế); kinh tế đối ngoại, quan hệ quốc tế; và các ngành sư phạm theo nhu cầu của ngành giáo dục và đào tạo.
Chế độ đãi ngộ:
- Đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc xếp 100% lương theo ngạch tương ứng với trình độ đào tạo
ở bậc khởi điểm; hàng tháng được phụ cấp 1.000.000 đồng và 50% lương thực hưởng trong thời hạn 05 năm; được bố trí nhà chung cư để ở và miễn tiền thuê nhà trong 05 năm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian chưa bố
trí được nhà chung cư; giảm từ 10-30% tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước hoặc mua đất làm nhà ở; trợ cấp 01 lần với số tiền: giáo sư: 100 triệu đồng, phó giáo sư: 80 triệu đồng, tiến sĩ: 60 triệu đồng.
- Đối với bác sĩ - dược sĩ chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, bác sĩ nội trú và những người tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc được xếp lương theo ngạch, bậc đang hưởng hoặc 100% lương khởi điểm; phụ cấp 1.000.000đ/tháng trong thời hạn 05 năm; trợ cấp một lần với số tiền: bác sĩ - dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 40 triệu đồng, thạc sĩ, bác sĩ nội trú: 20 triệu đồng, tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc: 15 triệu đồng.
Riêng đối tượng đào tạo ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ thêm 20% mức hỗ trợ một lần so với đối tượng đào tạo trong nước.
Ngoài ra các đối tượng trên còn được hưởng các chính sách như: xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức; được xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong hoặc ngoài nước.