7. Kết cấu của luận văn:
1.4.4. Bài học rút ra đối với thành phố Đà Nẵng:
Đối với vấn đề thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công thì mỗi quốc gia, địa phương thường dựa vào đặc điểm, lợi thế của đất nước mình để xây dựng các chính sách phù hợp. Nhưng hầu hết các quốc gia, các địa phương đều cố gắng hướng tới ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao vốn có trong nước và địa phương. Bởi lẽ, một quốc gia, địa phương không thể thực hiện thành công chính sách thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao nếu họ không sử dụng sẵn có nguồn lực của mình và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài nếu có cơ hội. Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng không ngoại lệ. Để chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công mang lại hiệu lực, hiệu quả, cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
Xây dựng một cơ chế mở trong tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chẳng hạn như: Không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt hộ khẩu.
Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao, việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, những văn bản này không chỉ là cơ sở cho việc tuyển dụng mà còn sử dụng và đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cần chú trọng đến công tác đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều hình thức đa dạng. Có thể đánh giá nguồn nhân lực dựa trên hiệu quả công việc được hoàn thành, đây là phương pháp đánh giá khách quan, công bằng.
Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân tài, đặc biệt quan tâm đến chế độ tiền lương, hưu trí và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Việc trả lương có thể áp dụng tiêu chuẩn thị trường để xác định mức lương cơ bản cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài các hình thức đãi ngộ trược tiếp với nguồn nhân lực chất lượng cao cần quan tâm đến chế độ ưu đãi đối với người thân của các đối tượng như: tạo việc làm cho vợ hoặc chồng, chế độ phụ cấp cho người nuôi bố mẹ già, ưu tiên chọn trường học cho con cái của các đối tượng thu hút,….
Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao một cách phù hợp: Đầu tư dài hạn cho những công chức trẻ xuất sắc, có năng lực chuyên môn, tạo sự tin tưởng, dám giao trọng trách cho đội ngũ trẻ. Đối với nguồn nhân
lực chất lượng cao có triển vọng theo hướng từ thấp đến cao, trước tiên cho quản lý một lĩnh vực thuần túy, sau một vài năm học chuyển lên quản lý, lãnh dạo cao cấp. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn loại bỏ những nhân lực không đáp ứng được công việc đặt ra.
Cần triển khai các chương trình, đề án nhỏ hơn, cụ thể hơn trong khuôn khổ nội dung chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để xác định rõ từng đối tượng và các mục tiêu cụ thể cần đạt được, đem lại thành công cho chính sách.
Duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng nhân tài, việc thanh tra, kiểm tra không những góp phần hạn chế tiêu cực trong tuyển dụng mà còn làm trong sạch bộ máy làm công tác tuyển dụng.
Tiểu kết chương 1:
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong khu vực công. Trong khuôn khổ nội dung của chương 1, luận văn đã trình bày những nội dung cần thiết về cơ sở lý luận của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó làm rõ thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao, những đặc điểm của nguồn nhân lực chất lượng cao để phân biệt với nguồn nhân lực phổ thông, tầm quan trọng của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận văn khẳng định sự cần thiết thu hút lực lượng này vào làm việc cho khu vực công và nêu rõ các nội dung của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận văn cũng đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công.Vì vậy, khi xây dựng và thực thi chính sách cần xem xét các yếu tố này để có các cách thức, giải pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cho chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công.
Những cơ sở lý luận được phân tích, tổng hợp ở chương 1 là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công ở thành phố Đà Nẵng trong chương 2 và chương 3.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Nẵng:
2.1.1.Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc.
Khí hậu:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7.
Địa hình:
Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố.
Diện tích - Dân số:
Diện tích tự nhiên: 1.283,4 km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân số: 1.047.000 người (2015)
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:Vị trí chiến lược: Vị trí chiến lược:
Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC): Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.
Đà Nẵng - Cửa vào của các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “Con đường di sản thế giới” kết nối các di sản thế giới ở miền Trung - Việt Nam.
Chính nhờ ưu thế về vị trí chiến lược mà thành phố Đà Nẵng được nhà nước lưu tâm tạo thuận lợi phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Nhờ đó mà sức hút với các nguồn nhân lực trong nước và cả nước ngoài đổ về Đà Nẵng tạo sự thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công. Tăng cường số lượng người thu hút sẽ tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công qua việc tuyển chọn và sàng lọc các ứng viên thích hợp nhất.
Cơ sở hạ tầng:
Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm. Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.
Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam.
Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn thông lớn của Việt Nam
Hệ thống cấp điện, cấp nước:
- Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam.
- Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm vào năm 2020.
Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng là một phần rất quang trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về cho thành phố Đà Nẵng. Sẽ chẳng có ai muốn về một nơi mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, thiếu nguồn nước sạch hoặc nguồn điện kém. Nhờ lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ ấy làm cho những nguồn nhân lực chất lượng cao đến Đà Nẵng sẽ muốn ở lại làm việc và sống tại nơi này.
Kinh tế:
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.
Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.
Cơ cấu kinh tế (2011): Dịch vụ 52,98% – Công nghiệp và Xây dựng 43,84% – Nông nghiệp 3,18%, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% - Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%.(Nguồn: Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2011)
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt 37.270 tỷ đồng, tăng 44,82% so năm 2010, tăng hơn 5,4 lần so năm 1997. Nhìn chung sản xuất công nghiệp luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. (Nguồn: www.cucthongke.danang.gov.vn)
Bảng 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng với cả nước.
(Nguồn www.danang.gov.vn)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng luôn ở mức cao và giữ ở mức 2 con số thúc đẩy phát triển kinh tế Đà Nẵng, thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào. Từ đó tạo nên cơ sở để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào thành phố Đà Nẵng để tìm kiếm công việc phù hợp.
2.2. Thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao:
2.2.1. Các văn bản pháp luật về thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao vào khu vực công: cao vào khu vực công:
Việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một nội dung quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó tỉnh đã ban hành 01 Chương trình hành động, 01 Nghị quyết, 01 thông báo, 02 Công văn và 06 Quyết định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học tham gia công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, văn bản gồm:
- Thành ủy Đà Nẵng ban hành chương trình hành động số 01/CTr-TU ngày 15/12/1997 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 93/CV-UB ngày 17-01 năm 1998 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp Đại học Loại giỏi, khá chưa có việc làm. Đây được xem là cơ sở đầu tiên của thành phố về việc thu hút nhân lực về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố quản
lý.
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 86/2000/QĐ- UBND ngày 02/8/2000 về thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thành phố Đà Nẵng.
- Công văn số 28/UBND-TCCQ ngày 01/7/2002 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi.
- Thông báo số 55/TB-UBND ngày 25/9/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tiếp nhận và bố trí các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 99/2006/QĐ-UBND ngày 01/1/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về quy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực cho đến ngày 01/01/2008.
- Quyết định số 34/2007/ QĐ-UBND ngày 28/6/2007 quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý. Theo đó, thành phố thực hiện tiếp nhận đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý.
- Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND. - Đà Nẵng dần trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung - Tây nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ngày 18/6/2010 ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND quy định về việc tiếp nhận, bố trí công tác và chính sách ưu đãi đối vói những người tự nguyện đến làm việc tại các cơquan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Với quyết định này, thành phố đã hướng đến việc tiếp nhận đổi tượng thu hút trình độ cao với mục tiêu chọn một số ngành mũi nhọn của thành phố, tiêu chuẩn để tiếp nhận được cụ thể hơn. Chính sách tiếp nhận đối tượng thu hút được nâng cao hơn trước, thực hiện
việc sàng lọc đối tượng tiếp nhận thông qua hình thức phỏng vấn và quy định trách nhiệm của các cơ quan trong tiếp nhận, sử dụng cũng rõ ràng hơn.
2.2.2. Các nội dung cụ thể của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng: chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng: