Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành phố đà nẵng (Trang 86 - 87)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

đến năm 2030:

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Như vậy, việc triển khai đồ án quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng về trước tiến độ hơn 5 năm khẳng định những bước tiến mới cả về tính chất, tầm nhìn, quy mô và hướng phát triển không gian.

Theo đó, ngoài các tính chất là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, đầu mối giao thông và có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, Đà Nẵng còn được xác định là đô thị du lịch.

Theo Quyết định 2357/QĐ-TTg về quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng miền Trung

- Tây Nguyên; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc

gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững.

Đô thị Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh về phía tây, tập trung vào các khu công nghệ cao, công nghệ thông tin, các khu vực đô thị hóa, các điểm dân cư nông thôn, các trọng điểm du lịch vùng đồi núi với phương châm phát huy tối đa các lợi thế về tài nguyên, phong cảnh kết hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn (năm 2015) đã nói về việc quy hoạch chung mà Đà Nẵng đề xuất với

Trung ương ở các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển đô thị.

Mỗi năm, thành phố Đà Nẵng có những công trình xây dựng mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Mười năm sau, Đà Nẵng sẽ có gì để khẳng định là đô thị cấp quốc gia theo nội dung điều chỉnh quy hoạch chung. Đó là sân bay quốc tế Đà Nẵng có công suất đón 20 triệu lượt du khách mỗi năm; Đà Nẵng cũng kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt quốc gia.

Về đường biển, Cảng Tiên Sa được nâng cấp mở rộng giai đoạn 2 và đầu tư phát triển Cảng Liên Chiểu. Về hạ tầng đô thị, sau khi hoàn thiện tuyến đường vành đai là các dự án giao thông xe buýt nhanh, tàu điện ngầm.

Hạ tầng đầu tư phát triển kinh tế là hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng theo hướng phát triển các trục công trình hạ tầng phục vụ du lịch đường sông, đường biển. Các phân khu chức năng trong đô thị được hoàn thiện với khu vực trung tâm hành chính, tài chính-ngân hàng, bưu chính-viễn thông, công nghệ thông tin…

Quy hoạch đô thị Đà Nẵng được triển khai đầu tư đồng bộ theo hướng phát triển một số khu chức năng về hướng tây bắc và đông nam (khu vực Liên Chiểu, Hòa Vang, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn) tránh tình trạng phân tán, lệch pha đầu tư phát triển. Đặc biệt, quy hoạch và triển khai quy hoạch ở Đà Nẵng xác định chọn giải pháp khai thác tốt nhất thế mạnh về giá trị thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành phố đà nẵng (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)