Tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức văn phòng thống kê cấp xã tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cán bộ công chức xã về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng. Việc nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dƣỡng tại địa phƣơng.

Hai là, rà soát lại tổng thể lực lƣợng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn về số lƣợng, chất lƣợng theo chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dƣỡng có trọng tâm, đúng kế hoạch sát thực tế. Nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế.

Ba là, mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã là nhằm trang bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thi công vụ. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng công chức còn yếu nhƣ giao tiếp, ứng xử, tham mƣu, đề xuất giải quyết công việc, soạn thảo văn bản.

Bốn là, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng của địa phƣơng cần gắn liền với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trƣớc mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay, nhu cầu nào có thể lùi lại. Đồng thời, cần có cơ chế đặc biệt tiếp tục khuyến khích cán bộ, công chức không ngừng tự học tập, tự bồi dƣỡng. Có thể học dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông…Đây là biện pháp giải quyết nhu cầu đào tạo đỡ tốn chi phí nhất.

Năm là, chú trọng đặc biệt vào chƣơng trình và khâu biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng. Nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cần đƣợc đổi mới theo hƣớng thiết thực, sát với đối tƣợng và mục tiêu đào tạo. Hƣớng tới sửa đổi, bổ sung vào các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm. Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cần xác định đến tính đặc thù của của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là địa bàn miền núi còn có những yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ nên tài liệu cần đƣợc xây dựng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức xã.

Sáu là, chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy tại trƣờng Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng khác trên địa bàn có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích cực, hiện đại. Việc giảng dạy nên kết hợp mời các cán bộ, công chức có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trên địa bàn đến trao đổi với học viên trong các chuyên đề bồi dƣỡng.

Bảy là, cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lƣợng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dƣỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dƣỡng từ đó có những điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức văn phòng thống kê cấp xã tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)