Thứ nhất: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí đang đảm nhận, sớm chuẩn hóa các chức danh theo qui định là nhiệm vụ rất cấp thiết hiện nay vì nhiều nơi nhiệm vụ này còn bị xem nhẹ.
Làm tốt công tác tuyên truyền, UBND các cấp xây dựng kế hoạch hoặc chƣơng trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Thứ hai: Làm tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức cấp xã một các hợp lý.
Tổ chức rà soát, đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng từng chức danh cán bộ, công chức ở từng xã, thị trấn. Quan tâm các xã ở còn yếu về đội ngũ, đảm bảo nguồn cán bộ cả trƣớc mắt và lâu dài. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cho các chức danh cán bộ, công chức, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng năm năm và hàng năm.
Đƣa công tác đánh giá cán bộ, công chức ở cấp xã đi vào nề nếp, cùng với hiệu quả công việc sau đào tạo, bồi dƣỡng. Tổ chức tốt việc tuyển dụng, bổ nhiệm mới đối với cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quy định. Rà soát, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm thay thế những cán bộ, công chức chƣa có bằng chuyên môn mà tuổi cao, năng lực yếu. Không bố trí cán bộ, tuyển dụng công chức cấp xã không đạt chuẩn về chuyên môn.
Thứ ba: Xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC xã cho từng năm, từng giai đoạn.
Ủy ban nhân dân các xã căn cứ thực tế số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức hiện có, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã, đối chiếu với tiêu chuẩn cán bộ công chức theo quy định để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dƣỡng từng năm và từng giai đoạn của địa phƣơng. Hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
tổ chức triển khai thực hiện. Không đƣợc cử ngƣời đi đào tạo, bồi dƣỡng không nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ tư: Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng
Tiến hành khảo sát, lựa chọn các trƣờng, các trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng đảm bảo về quy mô, chất lƣợng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chƣơng trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu để triển khai đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
Nâng cao chất lƣợng giảng viên để đảm bảo yêu cầu chất lƣợng trong đào tạo, bồi dƣỡng. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giảng viên kể cả giảng viên cơ hữu và kiêm chức, giỏi về chuyên môn, có bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống tốt và có nghiệp vụ sƣ phạm. Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút những cán bộ công chức đã đƣợc đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực giảng dạy đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lƣợng giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã đặt ra.
Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tƣợng cán bộ, công chức xã, theo giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn để sử dụng 24 bộ tài liệu bồi dƣỡng cho các chức danh Bộ Nội vụ ban hành.
Thứ năm: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và việc bố trí sử dụng kinh phí đào tạo.
Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã thuộc phạm vi thẩm quyền đƣợc giao.
Thứ sáu: Ƣu tiên bố trí ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã. Coi kinh phí đầu tƣ đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức cấp xã là một phần trong việc nâng cao chất lƣợng công chức cơ sở.
1.7.4. Bài học kinh nghiệm đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo bồi dƣỡng công chức cấp xã của các địa phƣơng khác cho thấy, các địa phƣơng rất coi trọng xây dựng, nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã nhƣ: - Một là, tuyển dụng những công chức đƣợc đào tạo cơ bản và trong quá trình công tác phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng them nhằm nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn.
- Hai là, mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã là phải sát với điều kiện thực tế của địa phƣơng và công chức Văn phòng – Thống kê nhằm trang bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thi công vụ.
- Ba là, chú trọng đặc biệt vào chƣơng trình và khâu biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng. Nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cần đƣợc đổi mới theo hƣớng thiết thực, sát với đối tƣợng và mục tiêu đào tạo.
- Bốn là, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá.
- Năm là, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, nội dung chính là hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã và đào tạo, bồi dƣỡng công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Làm rõ các khái niệm cơ bản về công chức cấp xã nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng. Chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Trên cơ sở đó xác định đặc điểm của công chức Văn phòng – thống kê và vị trí, vai trò của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã trong hoạt động của chính quyền cơ sở.
Thông qua các luận cứ, trong chƣơng này đã làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo, bồi dƣỡng công chức Văn phòng - Thống kê trong giai đoạn hiện nay. Những kinh nghiệm đào tạo, bồi dƣỡng công chức Văn phòng - Thống kê của các địa phƣơng nhƣ: Tỉnh Gia Lai, huyện Gia Bình, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Khẳng định công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở, vừa là bộ phận giúp UBND thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong các lĩnh vực, vừa là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe những yêu cầu, thắc mắc chính đáng của ngƣời dân, đề xuất tham mƣu với lãnh đạo UBND xã có những giải pháp để thực hiện tốt vai trò, chức năng của bộ máy chính quyền cơ sở. Trên cơ sở lý luận khẳng định đào tạo, bồi dƣỡng CBCC Văn phòng - Thống kê cấp xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã và ĐTBD cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục.
Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu thực tiễn công tác ĐTBD công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ CẤP XÃ TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành
2.1.1. Vị trí địa lý
Thuận Thành nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh ven dòng sông Đuống (sông Thiên Đức xƣa). Phía bắc giáp với huyện Tiên Du, huyện Quế Võ, phía đông giáp huyện Gia Bình, Lƣơng Tài (tỉnh Bắc Ninh), phía tây tiếp giáp với huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), phía nam giáp huyện Văn Lâm (tỉnh Hƣng Yên), huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dƣơng). Thuận Thành có diện tích tự nhiên là 116 km2, dân số tính đến 31/12/2015 là 170.850 ngƣời.
Thuận Thành có đƣờng quốc lộ 38 chạy qua trung tâm huyện, đƣờng quốc lộ 17 nối liền các huyện phía Nam tỉnh Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dƣơng. Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của ngƣời Việt, quê hƣơng của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nƣớc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con ngƣời Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc thái riêng có của ngƣời Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, với 17 xã, 01 thị trấn, gồm các xã: Song Hồ, Mão Điền, Hoài Thƣợng, An Bình, Trạm Lộ, Ninh Xá, Nghĩa Đạo, Nguyệt Đức, Gia Đông, Hà Mãn, Thanh Khƣơng, Trí Quả, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Xuân Lâm, Song Liễu, Ngũ Thái và Thị trấn Hồ.
Thuận Thành là vùng đất ven sông Đuống với đất phù sa màu mỡ, khí hậu chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới với bốn mùa rõ rệt. Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Về kinh tế
Thuận Thành là vùng đất nằm giữa trung tâm tam giác phát triển kinh tế đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Phòng).
Tổng sản phẩm địa phƣơng năm 2015 (GRDP - giá so sánh 2010) đạt 3.819 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng đạt 10,3 % (vƣợt 3,34 % so với kế hoạch đề ra). Trong đó tăng trƣởng: Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 2,0 %; khu vực công nghiệp - xây dựng 15,3%; khu vực dịch vụ 9,4%. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 72.865 tấn. Giá trị sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ƣớc đạt 90,8 triệu đồng/ha, đạt KH và tăng 5,4 triệu đồng/ha.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tính đến hết năm 2015 là: Nông, lâm, thủy sản 20,7 %; Công nghiệp, xây dựng 42,2 %; Dịch vụ 37,1 %. (Năm 2014 cơ cấu: nông, lâm, thủy sản 23%; công nghiệp, xây dựng 34,5 %; dịch vụ 42,5 % )
Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 30,5 triệu đồng/ngƣời. Thu ngân sách nhà nƣớc năm 2015 đạt 191 tỷ đồng.
Giá trị sản năm 2015 (giá so sánh 2010) Nông, lâm, thủy sản ƣớc đạt 1.121.254 triệu đồng. Trong đó: Trồng trọt đạt: 482.790 triệu đồng, chiếm 43,0 %; Chăn nuôi đạt 575.524 triệu đồng, chiếm 51,4 %; dịch vụ nông nghiệp đạt 62.940 triệu đồng, chiếm 5,6 % giá trị nông nghiệp.
Với 3 khu công nghiệp: KCN Thuận Thành I; Thuận Thành II; Thuận Thành III với hơn 400 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh. Phấn đấu tới năm 2020 huyện Thuận Thành trở thành huyện Công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và là thị xã thủ phủ vùng Nam sông Đuống.
- Về xã hội
Kinh tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, công tác quốc phòng đƣợc tăng cƣờng và ổn định, các tầng lớp nhân dân tin tƣởng vào đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, đời
sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, phong trào xây dựng Nông thôn mới đƣợc triển khai rộng rãi và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực đã có 10/18 xã, thị trấn đạt các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định.
Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của huyện có sự phát triển tốt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tập trung phát triển thƣơng mại, dịch vụ và công nghiệp trong đó chú trọng quan tâm phát triển thành phần kinh tế công nghiệp vừa và nhỏ.
2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác đào tạo bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê xã tại huyện Thuận Thành
- Mặt tích cực
Huyện Thuận Thành đang trong quá trình CNH, HĐH, là huyện có vị trí địa lý thuận lợi cả về giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, tiếp giáp với thành phố Hà Nội, đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã. Huyện Thuận Thành giàu truyền thống yêu nƣớc, truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, đó là động lực to lớn nuôi dƣỡng ý thức tự hào, bồi dƣỡng bản thân để cán bộ công chức Văn phòng - Thống kê hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, có trình độ qua đào tạo ngày càng tăng, tạo cho huyện nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức xã.
- Tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, đó là những điều kiện thuận lợi cho lực lƣợng CBCC xã phát huy năng lực trình độ chuyên môn của mình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đa số công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã không đƣợc đào tạo cơ bản, đúng chuyên môn. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về Văn phòng – Thống kê còn hạn chế, sau khi đƣợc bổ nhiệm thì mới tham gia bồi dƣỡng, đào tạo.
- Chế độ, chính sách tiền lƣơng thấp đối với công việc ngày càng nhiều đối với công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đời sống rất khó khăn, do đó sẽ khó tạo đƣợc bƣớc đột phá trong xây dựng lực lƣợng cán bộ công chức xã.
- Trình độ dân trí nhìn chung ở các xã thấp, do lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo có trình độ cao thì đi lao động tại thành phố hoặc trong các khu công nghiệp, số cán bộ nguồn tham gia công tác tại địa phƣơng trình độ chủ yếu mới tốt nghiệp phổ thông trung học, nguồn cán bộ trẻ, có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ tuyển dụng vào công tác tại cơ quan hành chính cấp xã hết sức khó khăn.
- Chế độ tiền lƣơng cho công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã thấp so với thu nhập bình quân của ngƣời dân địa phƣơng. Đó là những khó khăn thách thức lớn trong việc đào tạo bồi dƣỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã.
2.2. Thực trạng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Thành
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Căn cứ theo báo cáo Tổng hợp chất lƣợng kết quả rà soát số lƣợng, chất lƣợng công chức xã, thị trấn huyện Thuận Thành năm 2015, tính đến 30/10/2015 tổng số công chức xã là: 169 ngƣời, Theo số liệu của Phòng Nội vụ, UBND huyện Thuận Thành, tổng số công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã biên chế đƣợc giao là 18, hiện tại biên chế hiện có của công chức Văn