Yêu cầu của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức văn phòng thống kê cấp xã tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

công chức cấp xã hiện nay

Đào tạo bồi dƣỡng CBCC nhà nƣớc là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII đã khẳng định “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lƣợng bộ máy nhà nƣớc” [8].

Đối với công tác ĐTBD, Nghị quyết đã xác định rõ: CBCC nhà nƣớc “Cần phải đƣợc đào tạo bồi dƣỡng kiến thức toàn diện, trƣớc hết về lý luận chính trị, về quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội”.

Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, ĐTBD cán bộ, trọng dụng ngƣời có đức có tài” [9].

Đại hội XI của Đảng khẳng định tầm quan trọng của công tác ĐTBD việc thực hiện Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Báo cáo Chính trị của Đại hội xác định: “Xây dựng và thực hiện nghiêm các chế độ chính sách, phát hiện, tuyển chọn, ĐTBD cán bộ; trọng dụng những ngƣời có đức, có tài. Nâng cao chất lƣợng công tác ĐTBD cán bộ, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp” [11].

Cán bộ, công chức Văn phòng - Thống kê có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà

nƣớc; quyết định sự thành công hay thất bại của đƣờng lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau và với doanh nghiệp và ngƣời dân. Vì vậy, cán bộ, công chức phải đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng đƣợc xác định trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020. Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề đƣợc giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lƣợng.

Ngày 25/01/2016, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức giai đoạn 2016 - 2020 chỉ rõ:

Mục tiêu chung

“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao.

- Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng.

- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

+ Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

+ Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp, đạo đức công vụ.

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đƣợc bồi dƣỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phƣơng pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

- Đối với viên chức

+ Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% và đến năm 2025, 100% viên chức đƣợc bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

+ Đến năm 2020, ít nhất 70% và đến năm 2025, 100% viên chức giữ chức vụ quản lý đƣợc bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng quản lý trƣớc khi bổ nhiệm.

+ Hàng năm, ít nhất 60% viên chức đƣợc bồi dƣỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

+ 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 đƣợc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp hoạt động.

+ Đại biểu đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ”.

Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ để đội ngũ cán bộ đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nƣớc nhƣ: Nâng cao năng lực củng cố niềm tin, phƣơng thức lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa đƣờng lối và công tác dân vận, chúng ta có thể và cần quan tâm đến một số vấn đề quan trọng sau đây:

Một là, làm rõ cán bộ chiến lƣợc và tƣ duy chiến lƣợc của cán bộ khôngchỉ đòi hỏi ở cấp trung ƣơng - cấp vĩ mô mà cần có ở tất cả cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ trì các cấp, các ngành theo hƣớng “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ”[12] nhƣ Văn kiện đã nêu ra.

Hai là, trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ở các cấp hoạch định chiến lƣợc cần chú trọng đến trang bị kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Có nhƣ vậy việc hoạch định chiến lƣợc và chỉ đạo thực thi nhiệm vụ phát triển quốc gia, vùng, ngành, lĩnh vực, địa phƣơng mới tránh đƣợc sự phiến diện và chắp vá.

Văn kiện Đại hội XII cũng đã yêu cầu phải: “Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gƣơng mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị”[12].

Ba là, cần sớm hình thành một cơ chế, theo đó có thể khai thác tổng hợp tiềm năng của các cơ quan có chức năng chuyên môn về hoạch định chiến lƣợc nhƣ các viện nghiên cứu phát triển, các ban ngành trung ƣơng, các vụ quy hoạch và kế hoạch ở các bộ, ngành... Nhằm tạo thêm những yếu tố, những cơ sở, tiền đề cho một sản phẩm chiến lƣợc, sản phẩm dự báo có tính khoa học và thực tiễn cao hơn.

Bốn là, cần tìm kiếm phƣơng thức tuyển chọn cán bộ “để lựa chọn những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc

biệt là ngƣời đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lƣợc, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài” [12]. Kết hợp giữa quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ với việc động viên khuyến khích nhân tài tự nguyện tham gia xây dựng và bảo vệ đất nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức văn phòng thống kê cấp xã tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)