1.2. Nội dung địa vị pháp lý của bệnhviện hạng đặc biệt
1.2.3. Mối quan hệ bệnhviện hạng đặc biệt với các bệnhviện trong hệ
hệ thống y tế Việt Nam
Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế ở bất kỳ một cấp nào đều luôn phải không ngừng nâng cao đào tạo nghề nghiệp và năng lực chuyên môn.
Trong nền y học phát triển và diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành y tế phải luôn chú trọng đến tầm nhìn, sứ mệnh và đặt mục tiêu rõ ràng để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tạo ra một hệ thống y tế phát triển bền vững. Phải luôn tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát triển hệ thống y tế cả ở trung ương và địa phương, trong đó chú trọng tuyến cơ sở, mạng lưới y tế dự phòng. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và các cán bộ quản lý hệ thống y tế, phát triển nhân lực y tế các cấp. Đẩy mạnh QLNN về y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Xây dựng nền y tế điện tử, thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế nhằm tinh gọn bộ máy và phục vụ nhân dân nhanh chóng, thuận lợi
Trước thực tế đó, bệnh viện hạng đặc biệt với vị trí, vai trò là trung tâm đầu ngành trong khám chữa bệnh cần đảm bảo chức năng chỉ đạo tuyến đối với tuyến dưới để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các bệnh viện tuyến dưới, góp phần tạo ra một hệ thống y tế phát triển bền vững
Chỉ đạo tuyến là cầu nối giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, là phương cách để đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, kỹ thuật cao từ tuyến trên về tuyến dưới. Hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến là một trong những nội dung, giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo tuyến. Nói đến chỉ đạo tuyến là nói đến việc hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới và thực hiện việc quản lý chuyển tuyến, thông tin hai chiều giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám chữa bệnh.
Thực hiện quản lý chuyển tuyến với quy định cụ thể về thông tin hai chiều, phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, báo cáo chuyển tuyến giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giúp phát hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, năng lực, trình độ chuyên môn tuyến dưới từ đó có thể xác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới.
Việc thực hiện tốt thông tin hai chiều trong hệ thống chuyển tuyến nói riêng, hoạt động chỉ đạo tuyến nói chung sẽ đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp của hệ thống y tế và giúp đảm bảo người dân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay tại địa phương.
Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến giúp tăng cường hiệu quả của các nguồn lực của bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn. Nhằm tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực tuyến dưới, góp phần giảm quá tải tuyến trên, để tổ chức và thực hiện tốt các nội dung đào tạo về chỉ đạo tuyến, quản lý chuyển tuyến, cần phải xây dựng chương trình, tài liệu và và tăng cường tổ chức đào tạo về chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến
Các hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ được triển khai rất hiệu quả từ bệnh viện hạng đặc biệt tới tất cả các bệnh viện tỉnh thành trong cả nước. Bệnh viện hạng đặc biệt luôn quan tâm và nỗ lực giúp đỡ y tế tuyến dưới thông qua công tác chỉ đạo tuyến và được đánh giá là rất có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại tuyến dưới, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Thông qua đó, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được cải thiện rõ rệt, nhiều kỹ thuật được chuyển giao và duy trì tại tuyến trước, trang thiết bị y tế được bảo dưỡng và hướng dẫn sử dụng hiệu quả, mức độ sai lệch trong chẩn đoán được rút ngắn, đồng