Một số kinh nghiệm của các bệnhviện hạng đặc biệt trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 33 - 42)

1.4. Một số kinh nghiệm của các bệnhviện hạng đặc biệt trên thế giớ

1.4.1. Một số kinh nghiệm của các bệnhviện hạng đặc biệt trên thế giới

giới và giá trị tham khảo cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam

1.4.1. Một số kinh nghiệm của các bệnh viện hạng đặc biệt trên thế giới giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm từ Singapore

Singapore nổi tiếng về nền giáo dục hiện đại đứng đầu Châu Á và sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi. Ngoài ra, dịch vụ y tế tại Singapore cũng luôn được đảm bảo cho người dân. Singapore có hệ thống y tế thành công nhất trên thế giới, tính trên cả hiệu quả sử dụng tài chính và kết quả trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. WHO đã đánh giá Singapore được xếp hạng thứ 6 trong số 191 nước có dịch vụ sức khoẻ tốt vào năm 2000. Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe cũng xếp hạng thứ ba trong số 55 nước trên thế giới có hạ tầng cơ sở y tế tốt.

Dù y tế tốt như vậy nhưng giá dịch vụ y tế ở đây lại khá rẻ khi so sánh với các quốc gia trên thế giới, chi tiêu cho ngành y tế cũng ít hơn một nửa so với nhiều nước. Quốc gia được mệnh danh là "Đảo quốc sư tử", Singapore sở hữu hệ thống chăm sóc sức khoẻ cực kỳ khác biệt so với những nơi khác, đến ngay cả quốc gia lớn như Mỹ cũng phải ngưỡng mộ. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới có kỳ vọng mang lại cuộc sống lành mạnh cho công dân, tỷ lệ tử vong thấp ở trẻ sơ sinh và mức độ dịch vụ y tế tốt cho hầu hết các hình thức điều trị

chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả y tế công cộng, y tế thế giới có mặt ở Singapore.

Hệ thống y tế của Singapore là sự kết hợp giữa dịch vụ tư nhân và nhà nước, có bệnh viện tư, bệnh viện công, và chất lượng cũng có nhiều hạng. Một cơ sở bệnh viện thường sẽ có tổng cộng 5 hạng: A, B1, B2+, B2 và C. Nếu chọn phòng hạng A, bạn sẽ có phòng riêng bao gồm phòng tắm và máy lạnh, được quyền lựa chọn bác sĩ. Hạng C thì bạn sẽ ở chung phòng với 7 hoặc 8 bệnh nhân nữa, dùng chung phòng tắm và bác sĩ phụ trách sẽ do bên phía bệnh viện chỉ định.

Sự cạnh tranh cao giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công cộng, độ minh bạch về chi phí là điều thường được nhắc tới trong câu chuyện thành công của y tế Singapore. Các bác sĩ công tác tại bệnh viên công ở Singapore không được phép cùng lúc làm việc ở cơ sở tư nhân. Khi họ cảm thấy đủ tự tin về năng lực và khả năng tài chính, họ có thể nghỉ việc ở bệnh viện công để đến với hệ thống tư nhân. Không có chuyện thừa bác sĩ ở bệnh viện nhà nước lớn mà thiếu tại các cơ sở khám chữa bệnh địa phương; không có tình trạng bác sĩ công tác ở bệnh viện công dù đồng lương bèo bọt vẫn cố lao vào bệnh viện có tiếng để lấy danh tiếng và vị trí nhằm gây dựng phòng khám tư nhân. Xu thế là hướng tới làm việc ở các bệnh viện tư nhân vì ở bệnh viện tư, lượng công việc được giảm tải, mức lương cao hơn, các bác sĩ được tiếp tục cống hiến khi quá tuổi về hưu và dành thời gian chăm sóc bệnh nhân nhiều hơn.

Ở Singapore Hội đồng Y khoa Singapore (SMC) trực thuộc bộ Y tế Singapore (MOH), chịu trách nhiệm quản lý, điều chỉnh hành vi đạo đức và thực tiễn hoạt động của người thực hành nghề y bằng cách xử lý, điều tra khiếu nại của bệnh nhân, thực hiện các chương trình nâng cấp chuyên môn cho thành viên đăng ký. SMC đã lập một uỷ ban điều tra bất kỳ khiếu nại nào đối với người thực hành nghề y, hay bất kỳ thông tin nào nhận được từ Hội

đồng y khoa liên quan tới việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp y khoa. Kể từ năm 2008, the MOH và SMC đã thực hiện các quy định và chỉ dẫn chi tiết chặt chẽ với người thực hành nghề y. Kết quả là số lượng khiếu nại từ bệnh nhân giảm đáng kể.

Các bệnh nhân tại Singapore có thể tìm đến trang web của bộ Y tế để “so sánh, chọn lựa giá cả”. Danh sách chi phí điều trị của hàng loạt bệnh viện công và tư nhân tại Singapore được hiển thị rõ ràng trên trang này. Mỗi bệnh viện cũng thống kê danh sách trung bình thời gian bệnh nhân ở lại bệnh viện cho từng quá trình điều trị, cũng “kích cỡ” hoá đơn bệnh nhân có thể chi trả. Dữ liệu thường được cập nhật từng tháng.

Điều làm Singapore trở nên nổi bật và được các nhà phân tích chính sách yêu mến chính là những tài khoản tiết kiệm y tế đáng tin cậy. Tất cả cư dân lao động phải nộp một phần thu nhập vào quỹ tiết kiệm để phòng cho những tình huống ốm bệnh sau này. Cư dân lao động ở độ tuổi 55 phải đưa 20% tiền lương vào tài khoản tiết kiệm y tế, kết hợp thêm 17% tiền lương từ cấp trên của họ. Trên 55 tuổi, những tỉ lệ này sẽ giảm xuống.

Số tiền được chia ra thành 3 tài khoản:

- Tài khoản thông thường chủ yếu dành cho nhà cửa, bảo hiểm phòng lúc chết và bệnh tật, hoặc dùng cho đầu tư và giáo dục.

- Tài khoản đặc biệt dành cho người già và đầu tư vào các sản phẩm tài chính liên quan đến hưu trí.

- Tài khoản trung gian được sử dụng cho các chi phí chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế hợp lệ.

Khoản tiền cần đóng vào “Tài khoản trung gian” sẽ tầm 8 - 10,5% tiền lương, tùy vào độ tuổi. Số tiền trong tài khoản này sẽ sinh lời, theo quy định của chính phủ. Chúng cũng có giới hạn tối đa, khoảng 52.000 USD (hơn 1,1 tỉ VNĐ). Nếu vượt qua số tiền này, bạn buộc phải chuyển tiền tiết kiệm vào tài khoản khác.

Ngoài ra, Chính phủ Singapore rất chú trọng đầu tư cho bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế vì đó là giải pháp cơ bản để xây dựng một quốc gia hiện đại phát triển. Theo quy định, mỗi CBCC, VC y tế phải được bồi dưỡng bắt buộc 100 giờ/năm, tối thiểu phải bảo đảm 60% thời lượng phục vụ công việc hiện tại, 40% cho công việc trong tương lai. Chính phủ đầu tư rất lớn cho các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên ngành Y tế, hoàn thiện hệ thống thể chế tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ sở đào tạo; thực hiện nhiều chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia đào tạo [18].

Quốc đảo là ví dụ tuyệt vời cho các nước đang phát triển vì lãnh đạo đã có tầm nhìn thông qua một hệ thống phát triển ban đầu phù hợp, về sau mở rộng nó ngang tầm những quốc gia phát triển. Đầu tiên, đầu tư vào y tế cơ bản và những trạm y tế chi phí thấp, chú ý vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vắc xin và hệ thống vệ sinh. Bài học đầu tiên là làm những gì phù hợp với khả năng vào từng thời điểm, nhưng lại tư duy về tác động lâu dài từ bước đi đầu tiên ấy. Hai thập kỷ sau, khi Singapore trở thành nước thu nhập trung bình và luôn chi tiêu trong giới hạn ngân sách nhà nước, chính phủ đã cải tổ hệ thống và bắt đầu tập trung nhiều hơn vào chất lượng dịch vụ, rồi dần tiến tới mô hình như ngày nay. Đó là khi chính phủ “nhận ra yêu cầu cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể” để đi tới thành công của hệ thống y tế như ngày nay

Bài học là cần theo mô hình của Singapore khi chính phủ đóng vai trò dẫn dắt những dịch vụ y tế ngay từ khi bắt đầu, cho dù ở hầu hết quốc gia trỗi dậy, lĩnh vực công thường có tham nhũng và kém hiệu quả. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, chính phủ bị “loại trừ” khỏi cải cách y tế. Chính sách của chính phủ, nếu được xây dựng tốt, có thể tạo ra khác biệt lớn, và Singapore là một ví dụ. Trong mọi trường hợp “phủ nhận vai trò chính phủ là một sai lầm”.

1.4.1.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Nam Á với dân số khoảng 69 triệu người, đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Thái Lan không chỉ tự hào là điểm đến du lịch hấp dẫn cho nhiều quốc gia trên thế giới mà còn đặc trưng như là một trong những quốc gia đạt được “sức khỏe tốt với chi phí thấp ”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng chi tiêu cho y tế hằng năm của Thái Lan chiếm khoảng 4,1% GDP, tương đương với khoảng 328 USD/người. Con số chi tương đối thấp so với các kết quả y tế mà Thái Lan đạt được.

Trước tiên, Thái Lan có rất nhiều lợi thế về ngành y dược tiêu biểu như : bệnh viện lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại thủ đô Bangkok; là quốc gia đầu tiên ở Châu Á nhận được chứng nhận của cơ quan giám định chất lượng bệnh viện Joint Commission International (JCI). Theo Hufington Post năm 2012, Thái Lan được xếp là một trong 10 điểm đến KCB tốt nhất thế giới. Năm 2013, Thái Lan là điểm đến số một thế giới về du lịch KCB, CSSK cộng đồng.

Bên cạnh đó, Thái Lan là một trong số ít các quốc gia đầu tư phát triển hệ thống y tế tại khu vực nông thôn và vùng núi xa xôi thay vì tập trung nguồn lực để phát triển bệnh viện tuyến trên. Điều này khuyến khích rất lớn người dân tuyến dưới tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB. Trong số 30 nước có thu nhập thấp và trung bình từ 1990 đến 2006 thì Thái Lan là nước giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nhất. Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực của các cấp y tế mà Thái Lan đã thành công trong việc kiềm chế tỷ lệ nhiễm HIV tới 83% kể từ năm 1991 [19].

Thái Lan cũng thành công trong việc phổ cập BHYT toàn dân. Thái Lan được coi là nước có hệ thống y tế đạt chuẩn với 3 khu vực là khu vực y tế công lập, khu vực y tế tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Bộ Y tế Thái Lan chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc cung ứng dịch vụ của các cơ sở CSSK công lập. Công dân Thái có thẻ BHYT được hưởng quyền CSSK miễn phí,

tuy nhiên nếu điều trị vào thứ 7 thì phải trả một phần viện phí. Đối với các bệnh viện tư nhân chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch y tế với những người lựa chọn du lịch tới đất nước phẫu thuật thẩm mỹ và một số phương pháp điều trị khác. Bên cạnh đó các tổ chức phi chính phủ là nơi những người có thu nhập thấp cần điều trị có thể KCB tại các phong khám, bệnh viện điều hành bởi các tổ chức phi chính phủ như Hội chữ thập đỏ

Ngoài ra, Thái Lan cũng thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế. Đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế cấp cao tại bệnh viện lớn ở Thái đều được đào tạo lâu năm tại các nước có nền y học phát triển như Anh, Mỹ,…Các bác sĩ thường làm việc tại nhiều bệnh viện, cả công cả tư. Thái Lan cũng thành công trong việc phân bổ nguồn lực y tế cho các khu vực xa xôi bằng việc phân bổ các sinh viên mới tốt nghiệp y khoa phục vụ trong các bệnh viện nông thôn với ưu đãi nghề nghiệp và mức lương phù hợp.

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế ngày một hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế chuyên sâu cùng với việc phổ cập BHYT toàn dân giúp hỗ trợ chi phí điều trị, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho người bệnh

Thái lan với các nỗ lực trong chính sách y tế đã để lại bài học cho mỗi quốc gia, như:

- Bảo hiểm phổ quát phục vụ nhu cầu KCB có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận đa nguyên. Cần có một kế hoạch dài hạn và nỗ lực liên tục để nắm bắt cơ hội trong chính sách phát triển. Trước triên, cần nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, CSSK. Sau khi BHYT đã được phổ cập, cần thực hiện các chương trình cải tiến chất lượng và đo lường để đảm bảo công bằng. Bên cạnh sự cam kết về chính trị cần có sự đầu tư dài hạn cho các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực y tế luôn được đào tạo chuyên sâu, vững kiến thức chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp.

- Cải cách hệ thống thanh toán viện phí. Tất cả các bệnh nhân nội, ngoại trú đều thanh toán viện phí thông qua hệ thống thanh toán tiền DRG. Điều này làm tăng quy mô cũng như năng suất và hiệu quả hoạt động, tránh mất thời gian vào những thủ tục rườm rà, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ KCB

- Kinh nghiệm ở Thái Lan cho thấy rằng ở các nước có mức thu nhập trung bình thì có thể phổ cập y tế toàn dân qua nguồn thu thuế và bảo hiểm xã hội và ngăn chặn việc thanh toán trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ

1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Pháp

Pháp là quốc gia được đánh giá có hệ thống CSSK, KCB cho cộng đồng tốt nhất thế giới. Hệ thống CSSK ở Pháp bao gồm mạng lưới tích hợp đầy đủ các bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân, các bác sỹ và các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác với cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị y tế công nghệ cao, hệ thống thông tin cập nhật liên tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hệ thống y tế Pháp là hệ thống dịch vụ CSSK phổ quát cung cấp cho mọi công dân, không phân biệt địa vị xã hội, giàu nghèo, tuổi tác vì Pháp có hệ thống BHYT cho mọi người [20].

Pháp có một hệ thống BHYT xã hội phổ cập vào năm 2000 với một chương trình bảo hiểm nhà nước tài trợ cho một phần dân số nghèo. Trợ cấp có mục tiêu, trong các hình thức của chứng từ, khuyến khích tài chính hoặc cải cách hệ thống thanh toán truyền thống đã được cụ thể hóa trong việc mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ KCB cho các nhóm có thu nhập thấp và những người bệnh điều trị lâu dài. Đây chính là lý do khiến Pháp trở thành một nước cung ứng dịch vụ y tế công bằng cho người bệnh

Chính phủ Pháp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chi tiêu y tế thông qua việc giới thiệu các mục tiêu chi tiêu và cơ chế giám sát chặt chẽ đối với các quỹ BHYT. Điều này giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ KCB. Đây cũng là bước chuyển giao trách nhiệm lớn hơn để các cơ quan y tế khu vực phát triển các dịch vụ KCB ở địa phương

Mức lương chi trả cho các bác sỹ và nhân viên y tế được đánh giá theo thành tích cũng góp phần nâng cao chất lượng và trách nhiệm của hệ thống y tế. Cải cách hệ thống thanh toán của bệnh viện bằng phương thức thanh toán theo định suất giúp cải thiện năng suất của bệnh viện. Bên cạnh cải cách thanh toán hiệu quả cũng cần hệ thống thông tin rõ ràng, cập nhật liên tục để theo dõi được chi phí và đảm bảo sự phù hợp về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh

1.4.1.4. Kinh nghiệm từ Canada

Hệ thống y tế ở Canada đặc trưng bởi mô hình CCF/NDP trong Saskatchewan đặt ra các nguyên tắc cho hệ thống y tế quốc gia, nhờ đó, Canada đã có được chương trình chăm sóc y tế quốc gia. Tại đây, vai trò cung cấp dịch vụ y tế của nhà nước rất ít. Các bệnh viện ở Canada chủ yếu là các bệnh viện hoạt động dưới hình thức tư nhân (cộng đồng) không vì lợi nhuận. Về bản chất, Nhà nước vẫn giám sát thông qua các quy định và cung cấp ngân sách cơ bản cho bệnh viện nên những bệnh viện này cũng không hoàn toàn mang bản chất tư nhân [21].

Về cơ bản, việc quản lý hệ thống y tế Canada phân theo chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 33 - 42)