Phương hướng nâng cao địa vị pháp lý của bệnhviện hạng đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 82 - 84)

viện hạng đặc biệt Bạch Mai

3.1.1. Phương hướng nâng cao địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai biệt Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt của Bộ Y tế, là cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu y học, đào tạo và chỉ đạo tuyến có uy tín, là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu cả nước, là địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của nhân dân. Có thể nói bệnh viện Bạch Mai có tầm ảnh hưởng sâu rộng về chuyên môn tới hệ thống khám chữa bệnh khu vực phía Bắc và cả nước. Bệnh viện ngày càng phát triển lớn mạnh và không ngừng khẳng định vị trí trong lòng người bệnh cũng như nhân dân cả nước, cơ sở hạ tầng và máy móc được quy hoạch ngày càng khang trang, hiện đại. Cán bộ viên chức bệnh viện bao gồm các nhà khoa học, các thầy thuốc, giảng viên có nhiều kinh nghiệm. Tập thể lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng có sự đoàn kết, đồng thuận cao. Giám đốc bệnh viện luôn phân quyền cho các khoa, phòng trong công tác tổ chức, điều hành và quản lý để các khoa phòng ngày càng phát triển, hoạt động có hiệu quả cao. Cán bộ viên chức các khoa phòng cơ bản đánh giá rất tốt việc đảm bảo quy chế dân chủ, chi tiêu nội bộ và hài lòng với công tác quản lý điều hành cũng như môi trường làm việc; bệnh nhân rất hài lòng với công tác chăm sóc và phục vụ của bệnh viện.

Để tiếp tục giữ vững và phát huy các kết quả đạt được cũng như từng bước khắc phục, hoàn thiện và nâng cao những mặt yếu kém, bệnh viện Bạch

Mai đã đề ra phương hướng phát triển cho năm tới là đẩy mạnh công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, nâng cao uy tín, thương hiệu bệnh viện trong nhân dân, nâng cao địa vị pháp lý cho bệnh viện; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, ổn định tổ chức hoạt động của bệnh viện đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức, thực hiện tốt Nghị định 43/2006/NĐ-CP và tăng cường giám sát, kiểm tra thực hiện, xây dựng cơ sở vật chất của bệnh viện, duy trì tốt hoạt động của các khu đã được xây dựng và phát triển các khu mới theo kế hoạch đã được Chính Phủ và Bộ Y tế phê duyệt, đồng thời luôn chú trọng công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan Xanh – Sạch – Đẹp cho bệnh viện.

Thứ nhất, chuyển từ mô hình quản lý thuần túy chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang “người yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ và đồng bộ hóa dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động với bệnh nhân, nhâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.

Thứ ba, Bệnh viện cho mọi người được điều trị tại bệnh viện, được hưởng các dịch vụ y tế như nhau không phân biệt giàu nghèo, thực thi công bằng y tế.

Thứ tư, định hướng bệnh viện ưu tiên sử dụng công nghệ thích hợp, phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí.

Thứ năm, thực hiện bệnh viện hướng về cộng đồng, đó là: + Bệnh viện hướng về yêu cầu của cộng đồng

+ Bệnh viện dựa vào cộng đồng

+ Bệnh viện là trung tâm sức khỏe của cộng đồng

+ Bệnh viện là tác nhân phát triển công bằng y tế trong cộng đồng + Bệnh viện là trung tâm chuyển giao công nghệ trong cộng đồng Hướng về cộng đồng có ý nghĩa:

+ Hướng về cộng đồng là lấy những cộng đồng cuối trong hệ thống y tế làm trung tâm

+ Vừa chăm sóc cá thể, vửa giải quyết những vấn đề y tế, kinh tế xã hội liên quan

+ Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, của cộng đồng trong bối cảnh gia đình và cộng đồng

+ Với sự hỗ trợ của toàn hệ thống y tế và xã hội, sự tham gia của cộng đồng Thực hiện bệnh viện hướng về cộng đồng là tập trung nguồn lực cả hệ thống bệnh viện vào các cộng đồng cơ sở. Thực hiện bệnh viện hướng về cộng đồng sẽ nâng cao khả năng phòng bệnh, phát hiện điều trị sớm. Như vậy, bệnh viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn và công bằng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 82 - 84)