Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 86 - 91)

3.2. Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của bệnhviện hạng đặc biệt

3.2.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hiện nay còn quá ít các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách quy định về bệnh viện hạng đặc biệt. Điều này đã gây ra vô số khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh cũng như sự phân công, quản lý và quy trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc triển khai các hoạt động để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng y tế không chỉ tại bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện hạng đặc biệt mà còn cả các bệnh viện tuyến dưới.

Chính vì vậy hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật và quy chế hướng dẫn hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt là rất quan trọng; Phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần….Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đề ra của Đề án giảm quá tải bệnh viện với đầy đủ 9 nhóm giải pháp, bảo đảm mục tiêu tăng số bệnh viện và số giường bệnh của Đề án giảm quá tải bệnh viện. Ngoài ra, Tổ chức thanh tra việc thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các quy định, quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập, về công tác giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cần đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật từ luật, các thông tư, nghị định mang tính đặc thù cho bệnh viện hạng đặc biệt để bệnh viện có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn. Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bệnh viện hạng đặc biệt khác đang thiếu nhiều cơ chế để có thể hoạt động hiệu quả. Vẫn còn nhiều cơ chế chính sách ràng buộc khiến cho Bệnh viện Bạch Mai cũng như nhiều bệnh viện hạng đặc biệt khác trên cả nước chưa thể tự chủ hoàn toàn và hoạt động động lập. Với nguồn tài nguyên và nhân lực sẵn có nếu để cho bệnh viện hạng đặc biệt được hoàn toàn tự chủ về mọi mặt thì chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của xã hội.

Thứ hai, vai trò chỉ đạo của ban lãnh đạo. Sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo cũng chính là đòn bẩy tạo nên sự khác biệt của bệnh viện hạng đặc biệt so với các bệnh viện khác trên cả nước. Bệnh viện hạng đặc biệt có nhiều đặc quyền hơn các bệnh viện khác thì cần tận dụng những lợi thế sẵn có để có thể đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của xã hội đặt ra. Vai trò đi đầu trong cả nước về khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế cũng chính là vai trò quan trọng để bệnh viện hạng đặc biệt có thể vươn tầm ảnh hưởng đến quốc tế. Điều này đặt ra thách thức lớn mà cả ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của bệnh viện hạng đặc biệt phải vượt qua trong thời kỳ hội nhập mở cửa.

Thứ ba là, tiếp tục thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước; ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới.

Thứ tư là, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến. Hoàn thành mục tiêu khi xây dựng đề án bệnh viện vệ tinh là các bệnh viện vệ tinh có thể được tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh về các chuyên khoa trên. Đồng thời có thương hiệu của bệnh viện hạt nhân sẽ thu hút được bệnh nhân tới để khám, chữa bệnh, góp phần giảm quá tải tuyến trên.

Thứ năm là, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh xứng tầm bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện tuyến đầu trong cả nước. Các đơn vị y tế tuyến cơ sở cần bảo đảm đủ thuốc, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn để làm tốt việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính.

Thứ sáu là, hoàn thiện hệ thống chính sách về khám, chữa bệnh, giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ ở các tuyến; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Theo đó, các bệnh viện hạng đặc biệt cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thủ tục hành chính và thời gian chờ khám bệnh.

Thứ bảy là, cần có thông tin về tiếp cận các dịch vụ y tế được chia theo các nhóm thu nhập khác nhau, vùng thành thị và nông thôn để Chính phủ có thể tập trung đến các nhóm yếu thế, giúp đảm bảo người nghèo ít nhất đạt được mức ngang bằng với các nhóm khá giả hơn trong quá trình dẫn tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Một số giải pháp trong các hoạt động để nâng cao địa vị pháp lý cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam hiện nay như sau:

- Hoạt động đào tạo: Khảo sát, đánh giá năng lực, trình độ, nhu cầu đào tạo, cơ cấu tổ chức và nhân lực của một số bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai theo chuyên khoa để lập kế hoạch đào tạo và tư vấn về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp cho bệnh viện vệ tinh; Bảo đảm các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quy trình kỹ thuật chuyên môn, chương trình và các tài liệu đào tạo được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt trước khi tổ chức áp dụng đào tạo thống nhất trong hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hoạt động chuyển giao kỹ thuật: Xây dựng, hoàn thiện quy trình chuyển giao các gói kỹ thuật công nghệ theo quy định, tổ chức chuyển giao các gói kỹ thuật cho bệnh viện vệ tinh. Sau khi chuyển giao kỹ thuật phải bảo đảm cho bệnh viện vệ tinh tự thực hiện được các kỹ thuật đã chuyển giao; Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện hạt nhân; Phải tự thực hiện và bảo đảm duy trì bền vững các kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao

- Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng phần mềm tin học ứng dụng; Trên cơ sở Đề án tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (Đề án Telemedicine) của Bộ Y tế, xây dựng và triển khai Dự án Telemedicine của bệnh viện Bạch Mai để kết nối với các bệnh viện tham gia Đề án nhằm trao đổi thông tin, đào tạo, hội chẩn, tư vấn chuyên môn giữa các bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân, kết nối trong nước và nước ngoài;

- Hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Tổ chức khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chuyển tuyến tại các đơn vị vệ tinh để xác định yêu cầu về cơ sở vật chất, danh mục trang thiết bị cần bổ sung; Tư vấn đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và cung ứng đủ trang thiết bị thiết yếu theo các chuyên khoa cho các bệnh viện vệ tinh để phục vụ

việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật; Phối hợp với bệnh viện hạt nhân khác thực hiện việc khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chuyển tuyến tại bệnh viện để xác định yêu cầu về cơ sở vật chất, danh mục trang thiết bị cần bổ sung phục vụ việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật; Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và cung ứng đủ trang thiết bị cần thiết theo các chuyên khoa.

- Hoạt động củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động chỉ đạo tuyến: Bệnh viện hạng đặc biệt và các bệnh viện vệ tinh phải củng cố, kiện toàn đơn vị (trung tâm, phòng hoặc bộ phận) đào tạo, chỉ đạo tuyến của bệnh viện; Duy trì các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào liên tục, hội thảo, hội nghị chuyên môn, nghiên cứu khoa học, thông tin hai chiều giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh, giữa các bệnh viện trong mạng lưới vệ tinh nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn;

- Hoạt động hoàn thiện cơ chế chính sách: Xây dựng, hoàn thiện các quy định về phân tuyến kỹ thuật, chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa qua hệ thống công nghệ thông tin; Xây dựng chính sách thu hút cán bộ nhằm tăng cường nhân lực chuyên môn cho tuyến dưới.

- Hoạt động truyền thông tư vấn sức khỏe: Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân, với phương châm “mọi người vì sức khỏe”. Chú trọng truyền thông, tư vấn về các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm như các bệnh tim mạch, ung bướu, chấn thương; Tổ chức truyền thông về năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ tinh, thuyết phục người dân tuân thủ các quy định khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt từ thực tiễn bệnh viện bạch mai (Trang 86 - 91)